UNG THƯ CỦA THẾ GIỚI NGHÈO

Ngày đăng: [Thursday, March 10, 2011]
Bài gốc: Poverty's Cancer

Bài viết của bà Margaret Chan và ông Yukiya Amano. Margaret Chan là Tổng Giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới. Yukiya Amano là Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.

GENEVA - Ung thư là một vấn đề rất lớn - và đang phát triển – của sức khỏe công cộng toàn cầu. Và, mỗi năm có đến 7.6 triệu người chết vì ung thư, trong đó, có 4.8 triệu người chết vì ung thư ở các nước đang phát triển. Ung thư là một bệnh trước đây được coi là phổ biến hơn ở các nước giàu có, bây giờ gánh nặng của nó lại trút lên những cộng đồng nghèo đói và kém phát triển.

Trong một số nước châu Phi, ít hơn 15% bệnh nhân ung thư sống sót trong vòng 5 năm sau chẩn đoán ung thư cổ tử cung và vú, hai bệnh này có thể điều trị triệt đễ có tỷ lệ cao ở những nơi khác trên thế giới. Đây là những thống kê gây sốc, với những tác động lớn đối với đau khổ của con người, với hệ thống chăm sóc sức khỏe (và ngân sách), và với những cố gắng của quốc tế để giảm đói nghèo. Vì vậy, chúng phải được coi là một lời kêu gọi hành động.

Sự gia tăng của bệnh ung thư ảnh hưởng đến người nghèo phản ánh các yếu tố như tốc độ tăng trưởng nhân khẩu học, lão hóa dân số, truyền bá lối sống không lành mạnh (bao gồm cả sử dụng thuốc lá), và thiếu kiểm soát nhiễm khuẩn có liên quan đến bệnh ung thư. Mặc dù nhiều bệnh ung thư phát triển chậm, thay đổi lối sống diễn ra với tốc độ tuyệt vời và đạt được. Những xu hướng này không dễ dàng đảo ngược.

Nếu không có hành động được thực hiện, số lượng các ca tử vong ung thư ở các nước đang phát triển được dự báo sẽ tăng đến 5,9 triệu vào năm 2015 và 9,1 triệu người trong năm 2030. Trong khi chết vì ung thư ở các nước giàu có dự kiến sẽ tăng ít hơn đáng kể, tuy nhiên họ dự đoán sẽ tăng 40% trong 20 năm tiếp theo.

Trên khắp thế giới đang phát triển, hầu hết hệ thống chăm sóc sức khỏe được thiết kế để đối phó với những đợt bệnh truyền nhiễm. Nhưng hầu hết là thiếu kinh phí, trang thiết bị, và nhân viên có chất lượng cần thiết cho cung cấp những chăm sóc cơ bản cho bệnh nhân ung thư. Ba mươi quốc gia - một nửa của họ ở châu Phi - không có được một máy xạ trị. Và các quốc gia này chắc chắn không có các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhân viên, hoặc đào tạo để đối phó với nhu cầu lâu dài của việc chăm sóc bệnh ung thư.

Họ cũng có ít khả năng phòng ngừa, giáo dục cộng đồng, hoặc chẩn đoán và điều trị sớm, cho dù đó là trường hợp phát hiện sớm trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu, bằng phẫu thuật, xạ trị, hoặc hóa trị. Trong phần lớn của châu Phi, những phương pháp điều trị này thường dành cho những người đủ giàu để tìm kiếm sự chăm sóc đặc biệt ở nước ngoài.

Các nhu cầu chăm sóc kéo dài cho một bệnh như ung thư chỉ đơn giản là quá lớn. Các quốc gia và gia đình cũng phải trả một chi phí rất lớn về kinh tế, vì cuộc sống của hàng triệu người, về mặt khác, có thể có những đóng góp hiệu quả của người bệnh cho gia đình và cộng đồng trong nhiều thập kỷ bị rút ngắn.

Dĩ nhiên, những bi kịch thực sự, đó là nhiều trong số các bệnh nhân không phải chết. Chúng ta biết rằng khoảng một phần ba số bệnh ung thư có thể được ngăn chặn. Con số này có thể được tăng lên rõ rệt, nếu chú trọng hơn được đặt vào việc xác định các yếu tố môi trường tác động và lối sống liên quan làm tăng nguy cơ ung thư. Ngoài ra, chẩn đoán ung thư không còn phải là một án tử hình, bởi vì một phần ba số bệnh ung thư có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO: World Health Organization) và Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA: International Atomic Energy Agency) đang làm việc chặt chẽ với nhau để cải thiện kiểm soát ung thư ở các nước đang phát triển. Các hoạt động của IAEA liên quan đến việc xây dựng năng lực quốc gia trong lĩnh vực y học phóng xạ.
Nhưng công nghệ có nghĩa là không có gì mà không có nhân viên được đào tạo tốt và đội ngũ tích cực để sử dụng nó. Đó là lý do tại sao cả hai tổ chức đang phát triển mạng lưới đào tạo và tư vấn và xã hội hoá sáng tạo. Với cách tiếp cận rộng rãi của nó đối với sức khỏe công cộng, nó cũng là điều cần thiết để tăng cường hệ thống chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sức khoẻ ban đầu để nâng cao phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị kịp thời, cũng như chăm sóc nỗi đau cho bệnh nhân giai đoạn cuối.

Các biện pháp dự phòng như các sáng kiến y tế công cộng để hạn chế hút thuốc lá có thể cho hiệu quả rõ rệt. Vắc xin chống viêm gan siêu vi B và papilloma virus ở người, làm sẵn có với giá cả phải chăng, có thể đóng góp đáng kể vào công tác phòng chống bệnh ung thư gan và cổ tử cung.
Theo Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung thư, cơ quan chuyên về ung thư của WHO, các nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh ung thư đang được tiến hành, hứa hẹn cung cấp các cơ sở chứng cứ cần thiết để làm giảm hơn nữa gánh nặng ung thư trên toàn thế giới.

Chúng tôi đang nhìn thấy kết quả hứa hẹn ở các nước riêng lẻ, nhưng những nỗ lực của chúng tôi chỉ là một giọt nước trong một nhu cầu rộng lớn như đại dương. Để đối phó với dịch tể bệnh ung thư ngày càng tăng, chúng ta cần không có gì ít hơn so với hành động phối hợp toàn cầu tương tự như đã huy động thành công trong việc chống lại HIV/AIDS.

Ung thư cần được công nhận là một phần quan trọng của chương trình sức khỏe toàn cầu. Các nhà lãnh đạo thế giới cần phải nhận thức quy mô bùng phát của ung thư phải đối mặt ở các nước đang phát triển. Chúng ta cần hành động có hệ thống ở mức cao nhất để kết thúc sự chênh lệch trong tỷ lệ sống sót của người bệnh ung thư giữa các nước giàu và nghèo, qua đó giúp cứu hàng triệu sinh mạng. Mục đích là phải đẩy mạnh kiểm soát ung thư có hiệu quả, đó là hội nhập vào hệ thống chăm sóc sức khỏe các quốc gia của toàn thế giới đang phát triển.

Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc về các bệnh không truyền nhiễm vào tháng 9 tạo một cơ hội tập trung sự chú ý của thế giới về ung thư ở các nước đang phát triển. Hãy để chúng tôi thực hiện việc kiểm soát bệnh ung thư, một trong những câu chuyện tốt đẹp của năm 2011.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 17h15' ngày thứ Năm, 10/3/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét