TÌM, ĐỌC, SUY NGHĨ VÀ BÌNH LUẬN

Ngày đăng: [Wednesday, August 26, 2009]

Hôm nay đọc một bài viết quá dài có tựa đề: Việt Nam trên bàn cờ của các nước lớn của thông tấn xã Việt Nam mà Ba Sam đưa tin, nhưng không có giá trị về mặt thực tiễn tình hình khu vực và thế giới.

Tôi e rằng bài viết này tự đánh giá quá cao về vai trò Việt Nam trong khu vực ở thời điểm lịch sử hôm nay. Vì trí biển Đông hôm nay không còn là vấn đề quan trọng và chiến lược như nữa cuối thế kỷ XX. Người Mỹ đã vô cùng bối rối trong khỏang 1 năm trỡ lại đây khi họ chọn Malacca làm yết hầu siết họng Trung đế quốc, nhưng với con bài Miến Điện, vùng đệm thứ 2 của Trung đế quốc ở phía Nam đã làm phá sản chiến lược biển Đông của Mỹ. Thế chiến lược của thế giới ngày nay đang di dời về Ấn Độ Dương khi Trung đế quốc đã nắm thóp Miến Điện.

Chuyện VNB và biển Đông bây giờ Mỹ chỉ cần tạo thế đối trọng chứ không còn cần thiết phải cần chơi với VN nữa rồi. Ví xét về mặt địa chính trị thì người Mỹ ngồi ở Philippines nhìn vào cái ao làng biển Đông và nhìn ra Thái Bình Dương vẫn tốt hơn là ngồi ở VN để chỉ chăm chú vào cái ao làng biển Đông. Nên Mỹ, Nhật và Phi đã ký kết hợp tác chiến lược đồng minh quân sự.

Sau hiệp định này Trung đế quốc đã phải dè chừng và tháng 8/2004 lợi dụng sự rạn nứt quan hệ Mỹ Phi khi Phi rút hết quân ra khỏi Iraq trước thời hạn 1 tháng nhằm giải thoát cho một con tin của Phi bị bắt và bị đe dọa hành quyết nếu Phi không rút quân. Ngay lập tức tổng bí thư Hu Jintao của TQ sang thăm Phi vào 2005, đem theo hàng loạt lợi ích cho Phi. TQ tăng cường buôn bán với Phi và Phi trở thành một trong những nước hiếm hoi mà TQ phải nhập hàng nhiều hơn xuất. Cán cân mậu dịch được hai bên nâng lên vào khoảng 30 tỉ USD vào năm 2010 và Phi vẫn là nước xuất siêu. Quan trọng nhất là vào 2007, thủ tướng Ôn Gia Bảo TQ ký tài trợ cho Phi gần 4 tỉ USD, mục đích để Phi có thể phát triển đất canh tác trồng lúa và bắp, giúp Phi giảm lệ thuộc vào việc nhập khẩu lúa gạo và có dư để xuất qua TQ trong tương lai. Lợi ích trao đổi mậu dịch giữa Phi và TQ tăng liên tục khoảng 44% mỗi năm từ đầu thập niên 2000 cho tới nay. Vậy xét về mặt lợi ích song phương như vậy thì VN lấy cửa gì để “ngã giá” với TQ đây? Kế tung hoành rất lỗi thời nếu không thay đổi nó.

Với khối Asean, từ trước đến nay khối này là khối mà người ta đánh giá là: Nói nhiều làm ít. Có tính chất danh nghĩa, hội họp đình đám cho các chức sắc nguyên thủ quốc gia trong chuyện ăn chơi nhiều hơn là bàn kế sách chiến lược khu vực và tòan cầu.

Tóm lại, như những gì tôi đã viết đầu bình luận này. Bài viết trên tự sướng quá đáng về vị trí của VN trên bàn cơ tòan cầu và khu vực và xa rời thực tiễn hiện nay về chiến lược biển Đông của Mỹ và Trung đế quốc.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét