THÔNG ĐIỆP LIÊN BANG MỸ 2011 CỦA TT BARACK OBAMA (1)

Ngày đăng: [Wednesday, January 26, 2011]
Hôm qua TT Barack Obama đã đọc thông điệp liên bang Mỹ hằng năm trước quốc hội. Thông điệp liên bang Mỹ như là cương lĩnh và tư tưởng hành động trong năm của nước Mỹ. Thông điệp có vai trò lớn không chỉ đối với nước Mỹ, mà còn ảnh hưởng rất lớn đối với chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hoá, khoa học kỹ thuật của toàn cầu. Việc dịch một thông điệp 6.825 chữ thành ra bảng tiếng Việt là một việc khá tốn công. Tôi chia nó thành 4 phần và thêm tựa cho từng phần. Tôi sẽ cho xuất bản từng phần theo thứ tự liên tục để không ngán khi đọc một lần hơn 10.000 chữ Việt. Nội dung cố gắng giữ đúng với ý của tác giả. Một vài ghi chú kèm theo là của tôi để rõ nghĩa bài viết hơn. Nhưng không tránh khỏi sai sót. Mọi người đọc và góp ý để hoàn chỉnh hơn. Xin cảm ơn.

Phần 1: Nước Mỹ đang cần gì?


Thứ ba 25 tháng 1 2011 

Washington, DC 


Thưa Ông Chú tịch Quốc hội, ông Phó Tổng Thống (?), thành viên của Quốc hội, khách quý, và đồng nghiệp người Mỹ: 



Tối nay tôi muốn bắt đầu bằng chúc mừng những quý ông và quý bà trong Quốc hội thứ 112, cũng như ông tân chủ tịch Quốc hội, John Boehner. Và khi chúng ta đang ở đây, chúng ta cũng không quên đến chiếc ghế trống trong phòng này, và cầu nguyện cho sức khỏe của đồng nghiệp của chúng ta - và bạn bè của chúng ta - Gabby Giffords. 



Không có gì bí mật về sự khác biệt của chúng ta, mà những người trong chúng ta ở đây tối nay đã có trong hai năm qua. Các cuộc tranh luận đã được diễn ra, chúng ta đã chiến đấu quyết liệt cho niềm tin của chúng ta. Và đó là một điều tốt. Đó là những yêu cầu của một nền dân chủ tráng kiện. Đó cũng là cái giúp chúng ta thiết lập một quốc gia. 



Nhưng có một lý do, thảm kịch ở Tucson(1) đã buộc chúng ta nên tạm dừng. Giữa sự ồn ào, lòng hận thù và niềm đam mê của cuộc tranh luận trên cộng đồng của chúng ta, Tucson nhắc nhở chúng ta rằng, không có sự phân biệt chúng ta là ai và chúng ta từ đâu đến, mỗi người chúng ta là một phần của một cái gì đó vĩ đại hơn - một cái gì đó là tinh hoa hơn là đảng phái và chính trị. 



Chúng ta là một phần của gia đình người Mỹ. Chúng ta tin rằng trong một đất nước mà mọi chủng tộc, mọi niềm tin và mọi quan điểm có thể tìm thấy được, chúng ta vẫn còn ràng buộc với nhau như một khối, nơi đó chúng ta chia sẻ một niềm hy vọng chung và tín ngưỡng chung, đó là giấc mơ của cháu gái ở Tucson(2) giống như những trẻ em khác của chúng ta, và chúng đều xứng đáng có cơ hội được thực hiện. 

Bé gái Christina Taylor Green là nạn nhân trong vụ thảm sát ở Tucson, Arizona ngày 08/01/2011. Giác mạc của cháu đã được hiến tặng để cứu vớt 2 cháu khác thoát mù. Đó là thông điệp nhân bản của nước Mỹ khi giáo dục trẻ, mà TT Barack Obama đã nhắc trong bài diễn văn của mình. (Ghi chú của người dịch)


Đó cũng là những gì làm nên một quốc gia. 



Lúc này, cái tôi, nó sẽ không mở ra một kỷ nguyên mới của hợp tác. Việc gì đến trong thời điểm này với chúng ta. Nó quyết định không phải vì chúng ta có thể ngồi lại với nhau tối nay, nhưng liệu chúng ta có thể làm việc cùng nhau vào ngày mai hay không. 



Tôi tin rằng chúng ta có thể làm được. Tôi tin rằng chúng ta phải thực hiện được. Đó là những gì mà những người đã đề cử chúng ta ngồi ở đây, và mong đợi ở chúng ta. Với lá phiếu của họ, họ đã xác định rằng giờ đây là một trọng trách chung của quốc gia dân tộc chứ không là của đảng phái chính trị. Luật mới sẽ chỉ được thông qua với sự hỗ trợ từ Đảng Dân chủ và Cộng hòa. Chúng ta sẽ cùng nhau tiến lên, hoặc không có gì cả - cho những thách thức mà chúng ta phải đối mặt là lớn hơn đảng phái, và lớn hơn cả chính trị. 



Ngay từ lúc này đây, không phải ai là người chiến thắng trong cuộc bầu cử kế tiếp – mà tối quan trọng là, chúng ta chỉ có một sự chọn lựa. Đó là liệu những việc làm mới và các ngành công nghiệp là nền tảng làm nên đất nước này, hoặc ở một nơi khác? Đó là liệu sự cần cù và nền kỹ nghệ của người dân của chúng ta có được tưởng thưởng. Đó là liệu việc chúng ta có duy trì được sự lãnh đạo đã làm cho nước Mỹ không chỉ là một địa điểm trên bản đồ, mà là một ánh sáng cho thế giới. 



Chúng ta đã sẵn sàng cho phát triển. Hai năm sau khi cuộc suy thoái tồi tệ nhất của chúng ta đã từng biết, thị trường chứng khoán đã ầm ầm trở lại. lợi nhuận doanh nghiệp đang lên. Nền kinh tế đang tăng trưởng trở lại. 



Nhưng chúng ta không bao giờ được phép đo bằng những thước đo sự phát triển đơn lẻ. Chúng ta phải đánh giá phát triển bằng vào sự thành công của nhân dân. Bởi công việc mà họ có thể tìm và chất lượng cuộc sống từ công ăn việc làm. Bằng vào những triển vọng của một chủ doanh nghiệp nhỏ, những người biến giấc mơ của một ý tưởng tốt thành một doanh nghiệp phát triển mạnh. Bằng những cơ hội cho một cuộc sống tốt hơn mà chúng ta truyền lại cho con em chúng ta. 

Đó là dự án mà người dân Mỹ muốn chúng ta cùng nhau gánh vác. 

Chúng ta đã làm điều đó trong tháng mười hai. Nhờ có việc cắt giảm thuế chúng ta đã thông qua, người Mỹ ngày hôm nay tiền lương có cao hơn. Mỗi doanh nghiệp có thể bỏ đi toàn bộ chi phí của các khoản đầu tư mới mà họ làm trong năm nay. Các bước này, được thực hiện bởi Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa, nền kinh tế sẽ phát triển và sẽ có thêm nhiều hơn một triệu việc làm khu vực tư nhân tạo ra trong năm ngoái. 

Nhưng chúng ta có nhiều việc để làm. Các bước chúng ta đã thực hiện trong hai năm qua có thể đã bị phá vỡ sau cuộc suy thoái này - nhưng để giành chiến thắng trong tương lai, chúng ta sẽ phải đối diện những thách thức đã hiện diện trong nhiều thập kỷ. 

Nhiều người xem truyền hình tối nay có lẽ có thể nhớ lại quãng thời gian tìm kiếm một công việc tốt ở một nhà máy gần nhà hoặc một doanh nghiệp ở trung tâm thành phố. Họ đã không cần một trình độ cao, và sự cạnh tranh với những người hàng xóm của họ. Nếu họ làm việc chăm chỉ, rất có thể là họ muốn có một công việc cho cuộc sống, với một ngân phiếu tiền lương tử tế, phúc lợi tốt, và thăng tiến thường xuyên. Có lẽ họ thậm chí còn muốn có niềm tự hào khi nhìn thấy những đứa trẻ của họ làm việc tại một công ty. 

Bây giờ thế giới đã thay đổi. Và đối với nhiều người, sự thay đổi là sự đau đớn. Tôi đã nhìn thấy sự đau đón ấy trong các cửa sổ đóng của các nhà máy bị phá sản, và các cửa hàng bị bỏ trống của khu phố thương mại chính một thời. Tôi đã nghe sự đau đón ấy trong những thất vọng của người Mỹ, đã nhìn thấy tiền lương của họ sụt giảm, công việc của họ biến mất – những người đàn ông và phụ nữ kiêu ngạo ngày nào cảm thấy như các quy tắc đã bị thay đổi như một trò chơi. 

Họ đã nói đúng. Các quy tắc đã thay đổi. Ở một thời đại độc đáo ngày nay, cuộc cách mạng trong công nghệ đã làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và kinh doanh. Nhà máy thép, mọi khi cần 1.000 công nhân bây giờ có thể làm việc chỉ với 100. Hôm nay, bất kỳ một công ty nào cũng có thể thiết lập cửa hàng, thuê nhân công, và bán sản phẩm của họ bất cứ nơi nào có kết nối internet. 

Trong khi đó, các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ đã nhận ra rằng với một số thay đổi của riêng mình, họ có thể cạnh tranh trong thế giới mới này. Và vì vậy họ bắt đầu giáo dục con cái của họ sớm hơn và lâu dài hơn, với sự nhấn mạnh hơn về toán học và khoa học. Họ đang đầu tư vào nghiên cứu và công nghệ mới. Chỉ gần đây, Trung Quốc đã trở thành ngôi nhà lớn nhất thế giới có cơ sở tư nhân nghiên cứu năng lượng mặt trời, và máy tính nhanh nhất thế giới. 

Vâng, thế giới đã thay đổi. Sự cạnh tranh cho công việc là có thật. Nhưng điều này không làm chán nản chúng ta. Nó sẽ thách thức chúng ta. Hãy nhớ rằng – những thành quả của chúng ta đã thực hiện những năm gần đây, chấp tất cả những người phản đối chúng ta họ cho rằng chúng ta đang suy yếu, thì nước Mỹ vẫn có nền kinh tế lớn nhất và thịnh vượng nhất trên thế giới. Thế giới này không có nơi nào có năng suất lao động cao hơn so với chúng ta. Không có quốc gia có các công ty thành công hơn, hoặc được cấp bằng sáng chế phát minh so với chúng ta và cũng không có nơi nào thành lập doanh nghiệp nhiều hơn chúng ta. Chúng ta là ngôi nhà của các trường đại học tốt nhất thế giới, nơi mà nhiều sinh viên đến học hơn bất kỳ nơi nào khác trên Trái đất. 

Hơn nữa, chúng ta là quốc gia đầu tiên được thành lập vì lợi ích của một ý tưởng - ý tưởng rằng mỗi chúng ta xứng đáng có cơ hội để tạo ra vận mệnh của chính mình. Đó là lý do tại sao nhiều thế kỷ, những người tiên phong và những người nhập cư đã liều tất cả mọi thứ để đến đây. Đó là lý do tại sao sinh viên của chúng ta không chỉ ghi nhớ các phương trình, mà còn những câu trả lời các câu hỏi như "Điều gì làm bạn nghĩ về ý tưởng đó? Những gì bạn sẽ thay đổi về thế giới? Những gì bạn muốn khi lớn lên? " 

Tương lai là của chúng ta giành lấy chiến thắng. Nhưng đến đích rồi, chúng ta không thể đứng yên. Như Robert Kennedy đã nói với chúng ta, "Tương lai không phải là một món quà. Nó là một thành tích". Duy trì Giấc mơ Mỹ không phải là đứng đó để vỗ về nhau.. Nó có yêu cầu mỗi thế hệ phải biết hy sinh, biết đấu tranh, và đáp ứng nhu cầu của thời đại mới.


Bây giờ đến lượt chúng ta. Chúng ta biết những gì cần để cạnh tranh cho việc làm và các ngành công nghiệp ở thời của chúng ta. Chúng ta cần phải đi đầu sự đổi mới, đi đầu giáo dục, và đi đầu sự dựng xây so với phần thế giới còn lại. Chúng ta phải làm cho nước Mỹ là nơi tốt nhất trên trái đất để làm kinh doanh. Chúng ta cần phải chịu trách nhiệm về thâm hụt, và cải cách chính phủ của chúng ta. Đó là cách làm cho người dân của chúng ta sẽ phát triển thịnh vượng. Đó là cách chúng ta sẽ giành chiến thắng trong tương lai. Và đêm nay, tôi muốn nói về cách chúng ta thực hiện nó. (hết phần 1)

Ghi chú:
(1): Vụ thảm sát ở Tucson hôm 08/01/2011
(2): Bé gái Christina Taylor Green 9 tuổi làm hành động nhân đạo hiến giác mạc cứu 2 trẻ em khác thoát mù.


Phần 2: Nước Mỹ phải làm gì cho công nghệ và giáo dục?

Bản dịch của BS Hồ Hải

Asia Clinic, 16h30', ngày thứ Tư, 26/01/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét