THẾ GIỚI G-ZERO CỦA CHÚNG TA

Ngày đăng: [Tuesday, March 15, 2011]
Bài gốc: Our G-Zero World

Bài viết của Nouriel Roubini, ông là Chủ tịch của tổ chức nghiên cứu Roubini Global Economics, giáo sư kinh tế tại Stern School of Business thuộc New York University, và đồng tác giả cuốn Crisis Economics: A Crash Course in the Future of Finance (Cuộc khủng hoảng kinh tế: Một tiến trình sụp đổ của Tài chính trong tương lai). Bài viết này được dựa trên một bài báo đồng tác giả với Ian Bremmer, được công bố trên số ra tháng ba-tháng tư ở trang Foreign Affairs: http://www.foreignaffairs.com/articles/67339/ian-bremmer-and-nouriel-roubini/a-g-zero-world

NEW YORK - Chúng ta sống trong một thế giới mà, trên lý thuyết, quản trị kinh tế và chính trị toàn cầu đang nằm trong tay của G-20. Tuy nhiên, trong thực tế, không có lãnh đạo toàn cầu và sự rối loạn nghiêm trọng và mối bất đồng giữa các thành viên G-20 về chính sách tiền tệ và tài chính, tỷ giá và sự mất cân bằng toàn cầu, biến đổi khí hậu, thương mại, ổn định tài chính, hệ thống tiền tệ quốc tế, và năng lượng, lương thực,
an ninh toàn cầu. Thật vậy, các nước lớn bây giờ nhìn thấy những vấn đề này như các trò chơi có tổng bằng không chứ không phải là trò chơi có tổng là con số dương. Vì vậy, thế giới chung at đang sống là - trong bản chất - một thế giới G-Zero.

Trong thế kỷ XIX, bá quyền ổn định là Vương quốc Anh, với Đế quốc Anh áp đặt các hàng hoá công cộng toàn cầu của thương mại tự do, vốn lưu động miễn phí, tiêu chuẩn vàng, và đồng bảng Anh là đồng tiền dự trữ chính toàn cầu. Trong thế kỷ XX, Mỹ đã tiếp quản vai trò đó, sự áp đặt hoà bình kiểu Mỹ (Pax Americana) để cung cấp an toàn cho phần lớn Tây Âu, Châu Á, Trung Đông và Mỹ Latinh. Mỹ cũng thống trị các thể chế Bretton Woods(1) - Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, và, sau đó, Tổ chức Thương mại Thế giới - để xác định thương mại toàn cầu và các quy tắc tài chính, với đồng USD là đồng tiền dự trữ chính.

Tuy nhiên, hôm nay, “đế chế” Mỹ đang suy giảm tương đối và về tài chính bị kéo dãn.
Hơn nữa, các thế lực đang lên, Trung Quốc, không phải là dân chủ tự do, đang theo đuổi một mô hình chủ nghĩa tư bản nhà nước, và được tự do đi trên hệ thống toàn cầu hiện nay - về thương mại, tỷ giá, biến đổi khí hậu - hơn là chia sẻ trong việc cung cấp hàng hoá công cộng toàn cầu. Và, trong khi có chung nỗi bất hạnh với đồng đô la Mỹ, đồng nhân dân tệ Trung Quốc vẫn còn xa mới trở thành một đồng tiền dự trữ chính toàn cầu, cho phép một mình thống trị thế giới.

Khoảng trống quyền lực này đã được tăng cường bằng sự vắng mặt của lãnh đạo về quản trị kinh tế và chính trị toàn cầu trong G-20 khi nó đã thành công trong G-7 tại sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính gần đây. Thật vậy, với ngoại lệ của hội nghị thượng đỉnh London vào tháng 4/2009, khi đã đạt được sự đồng thuận về gói kích thích tiền tệ và tài chính liên doanh, G-20 đã trở thành chỉ là một diễn đàn quan liêu mà chỉ nói nhiều, nhưng ít được thoả thuận.

Kết quả là, các cường quốc kinh tế toàn cầu đến để lại cãi nhau về việc liệu chúng ta cần nhiều hay ít cho việc kích thích tài chính và tiền tệ. Ngoài ra còn có những bất đồng lớn về việc lựa chọn giữa giảm khả năng mất cân đối thanh khoản hiện nay - và các sự chu chuyển tiền tệ đóng vai trò trong điều chỉnh này.
Tỷ giá căng thẳng đang dẫn đầu với cuộc chiến tranh tiền tệ, mà cuối cùng có thể dẫn đến cuộc chiến tranh thương mại và bảo hộ.

Thật vậy, không chỉ là vòng đàm phán Doha của tự do thương mại đa phương các cuộc đàm phán đã chết thực sự, mà đó cũng là một nguy cơ gia tăng bảo hộ tài chính như các nước tái áp đặt kiểm soát vốn vào ổn định dòng chảy tài chính toàn cầu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tương tự như vậy, có rất ít sự đồng thuận về làm thế nào để cải cách các quy định và giám sát của các tổ chức tài chính - và thậm chí ít hơn về cách thức cải cách hệ thống tiền tệ quốc tế dựa theo tỷ giá hối đoái linh hoạt và vai trò trung tâm của đồng USD là đồng tiền dự trữ hàng đầu.

Những đàm phán về biến đổi khí hậu toàn cầu đã kết thúc thất bại tương tự, và có một sự bất đồng ngự trị là làm thế nào để giải quyết an ninh lương thực và năng lượng trong bối cảnh một cuộc tranh cướp mới đối với nguồn tài nguyên toàn cầu. Và, về các vấn đề toàn cầu về địa chính trị - những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, tham vọng hạt nhân của Iran, cuộc xung đột Ả Rập-Israel, các rối loạn ở Afghanistan và Pakistan, và quá trình chuyển đổi chế độ chính trị chuyên chế ở Trung Đông - các cường quốc đã không đồng ý và bất lực trong việc áp đặt các giải pháp ổn định.

Có nhiều lý do tại sao G-20 của thế giới đã trở thành một thế giới G-Zero. Thứ nhất, khi các cuộc thảo luận đã di chuyển vượt ra ngoài phạm vi những nguyên tắc chung đến các đề xuất chính sách chi tiết, đó là khó khăn hơn nhiều để đạt được thỏa thuận rõ ràng trong số 20 nhà đàm phán trong G-20 hơn là chỉ có 7 trong nhóm G-7.

Thứ hai, các nhà lãnh đạo G-7 chia sẻ một niềm tin vào sức mạnh của thị trường tự do để tạo ra sự thịnh vượng lâu dài và tầm quan trọng của nền dân chủ cho sự ổn định chính trị và công bằng xã hội. Ngược lại, G-20, bao gồm các chính phủ độc đoán với quan điểm khác nhau về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế, và về các quy định của pháp luật, quyền sở hữu, sự minh bạch và tự do ngôn luận.

Thứ ba, các cường quốc phương Tây hiện nay thiếu sự đồng thuận chính trị trong nước và các nguồn lực tài chính để thúc đẩy một chương trình nghị sự quốc tế. Hoa Kỳ là một nước có nền chính trị phân cực, và tại một số điểm phải bắt đầu để giảm thâm hụt ngân sách của mình. Châu Âu đang bận tâm với nỗ lực của mình để cứu khu vực châu Âu, và không có chính sách đối ngoại, quốc phòng chung. Và bế tắc chính trị của Nhật Bản về cải cách cơ cấu đã để lại nó bất lực trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế lâu dài.

Cuối cùng, quyền hạn tăng cao như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil là quá tập trung vào quản lý giai đoạn tiếp theo của sự phát triển trong nước của họ, nó phải chịu chi phí về tài chính và chính trị đi kèm với trách nhiệm quốc tế mới.

Trong ngắn hạn, lần đầu tiên kể từ cuối Thế chiến II, không có quốc gia hoặc liên minh mạnh mẽ của các nước có ý chí chính trị và thúc đẩy kinh tế để bảo đảm mục tiêu của mình trên trường quốc tế. Như trong thời kỳ lịch sử trước, khoảng trống quyền lực này có thể khuyến khích, các tham vọng và hiếu chiến để tìm kiếm lợi thế riêng của họ.

Trong một thế giới như vậy, sự vắng mặt của một thỏa thuận cấp cao về việc tạo ra một hệ thống an ninh tập thể mới - tập trung vào kinh tế hơn là sức mạnh quân sự - không chỉ là vô trách nhiệm, mà là nguy hiểm. Một thế giới G-Zero không có lãnh đạo và hợp tác đa phương là một trạng thái mất cân bằng ổn định cho sự thịnh vượng và an ninh kinh tế toàn cầu.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
------------------------------------------
Ghi chú của người dịch:
1. Hệ thống Bretton Woods: Là hệ thống thống thống nhất mức tỷ giá cố định cho các đồng tiền chính và cho phép ngân hàng trung ương được can thiệp vào thị trường tiền tệ. Hệ thống này được công nhận trong hội nghị Bretton Woods diễn ra tại thành phố cùng tên của bang New Hamshire, Mỹ năm 1944. Tại thời điểm xảy ra hội nghị Bretton Woods, nước Mỹ nắm giữ hầu như toàn bộ số vàng của thế giới, và hơn 1/2 sản lượng sản xuất ra của toàn cầu. Nên các nhà lãnh đạo thế giới đồng thuận lấy đồng đô la Mỹ làm đồng bạc chính mà các đồng tiền khác phải gắn vào. Tại hội nghị này quy định 35 đô la Mỹ có giá trị bằng 1 ounce vàng. Và quy định này có giá trị từ năm 1944 đến 1971. Dưới hệ thống này,  các ngân hàng trung ương của các nước có đồng tiền mạnh, ngoại trừ Hoa Kỳ, phải có nhiệm vụ duy trì tỷ giá hối đoái cố định của đồng tiền của họ với đồng đô la Mỹ. Nếu bất kỳ một đồng tiền nào có mệnh giá quá cao so với đồng đô la Mỹ thì ngân hàng trung ương đó phải bán tiền của họ ra để đổi lấy đô la Mỹ và làm giảm giá đồng tiền của họ. Ngược lại, nếu một đồng tiền nào mệnh giá quá thấp thì NHTW phải có nhiệm vụ mua lại đồng tiền của họ để nâng giá đồng tiền lên.

Năm 1971, do lạm phát và thâm hụt kéo dài, đồng đô la Mỹ không còn sức mạnh như cũ. Lúc đó, Đức và Nhật Bản là 2 nước có lợi thế thương mại dương với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã thuyết phục họ để làm tăng giá trị đồng tiền của họ, nhưng họ miễn cưỡng chấp nhận do nó làm tăng giá trị đồng bạc của họ sẽ kéo theo giảm sút khả năng xuất khẩu - cũng giống như Trung Quốc hiện nay - Và điều ấy đã buộc Hoa Kỳ phải bỏ sự neo buộc đồng đô la với bản vị vàng. Tức là đồng đô la được phép dao động với các đồng bạc khác. Ngay lập tức đồng đô la Mỹ sụt giá. Các nhà lãnh đạo muốn phục hồi hệ thống Bretton Woods bằng hội nghị Smithson, nhưng thất bại. Và kể từ đó đến nay, Hoa Kỳ theo đuổi chính sách thả nổi đồng đô la để lãnh đạo tài chính toàn cầu.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 16h00', ngày thứ Ba, 15/3/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét