THẤY GÌ QUA SỰ TIẾN CỬ ÔNG TẬP CẬN BÌNH?

Ngày đăng: [Tuesday, October 19, 2010]
Hôm qua truyền thông thế giới đưa tin ông Tập Cận Bình đã được đề cử vào chức phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc. Chức vụ mà cách đây 1 năm đã tuột khỏi tầm tay của ông Tập. Chính trường Trung Quốc đã nóng lên từ năm 2007, lúc mà 2 nhân vật được xem là thế hệ thứ 5 chuẩn bị vào ngồi ở Trung Nam Hải: Tập Cận BìnhLý Khắc Cường.

Khác với chính trường Việt Nam luôn là một thể thống nhất từ thời chiến tranh đến thời hòa bình. Chính trường Trung Quốc thời Vạn lý trường chinh cũng như sau ngày 01/10/1949 luôn có hai phe đối lập, và các phe đối lập ấy có khi là đối kháng, mâu thuẩn quyền lợi không thể thống nhất. Nên hầu hết những cuộc cách mạng xã hội Trung Quốc là những cuộc thanh trừng nội bộ đẩm máu. Ví dụ như cuộc đại cách mạng văn hóa, đại nhảy vọt và kể cả Thiên An Môn đẩm máu thực chất là những cuộc mà cả 2 vị lãnh tụ Mao và Đặng đều muốn khẳng định quyền lực của họ thông qua những cuộc tắm máu người dân Trung Quốc.

Sau các thế hệ thứ nhất đại diện là Mao, thế hệ thứ hai đại diện là Đặng giải quyết quyền lực bằng tắm máu. Các thế hệ lãnh đạo thứ ba trở đi bắt đầu rút kinh nghiệm và phân quyền nhà nước Trung Quốc làm tam quyền phân lập rõ ràng hơn, nhưng mọi quyền hành luôn chỉ tập trung vào câu nói nỗi tiếng của Mao: "Họng súng làm nên chính quyền, đảng phải giữ lấy súng". Cho nên ai làm chủ tịch quân ủy trung ương, người ấy quyết định đường lối Trung Quốc. Mặc dù quyền lực có chia sẻ cho người điều hành hành pháp và kinh tế ở ngôi vị tể tướng Trung Quốc. Và các cuộc thanh trừng nội bộ kiểu Mao và Đặng không còn xảy ra, mà họ bắt đầu biết thống nhất các mặt đối lập, mâu thuẩn với nhau để cai trị đất nước.

Có thể thấy rõ từ thế hệ thứ ba của giai cấp cầm quyền Trung Quốc phân chia rõ rệt làm hai phái: con ông cháu cha hoặc của thế hệ vạn lý trường chinh và phái đi lên từ đòan hệ. Thời chủ tịch Giang trạch Dân có thủ tướng Chu Dung Cơ, một thủ tướng chỉ làm một nhiệm kỳ, nhưng ông nổi bật là người tiên phong tiến hành công việc hành pháp của mình bằng vào việc đẩy lập pháp Trung Quốc mạnh mẽ bằng vào việc chống tham nhũng với luật tử hình mà Đặng đã tạo ra cho những cán bộ có tội này.

Song đến thời kỳ thế hệ thứ tư gồm có 2 nhân vật lãnh đạo Trung Quốc là Hồ Cẩm ĐàoÔn Gia Bảo đều xuất thân từ những người từ phái đòan hệ đi lên. 

Thế hệ thứ năm chuẩn bị vào chiếc ghế đầy quyền lực ở Trung Nam Hải lại trở lại với Tập Cận Bình là phái "thái tử đảng" và Lý Khắc cường theo phái "đòan hệ". Gần đây Ôn tể tướng lại úp mở Trung Quốc cần phải cải tổ kiến trúc thượng tầng. Trong một bài viết phân tích của tôi về mạnh và yếu, nếu 2 phái của Trung Quốc trở về thời kỳ thế hệ thứ nhất và thứ hai trong cách hành xử với nhau các mặt đối lập và mâu thuẩn, trong việc đảng cộng sản Trung Quốc cam kết cải tổ kiến trúc thượng tầng nhưng không vội vàng, bên cạnh tái cơ cấu kinh tế, để phù hợp với thời đại mới, thì Trung Quốc sẽ ra sao? Còn nếu họ biết đồng thuận và thống nhất các mặt đối lập, mâu thuẩn để đưa Trung Quốc đi lên mạnh mẽ như hai thập niên qua thì thế giới sẽ như thế nào?

Có lẽ hai tình huống trên là hai tình huống mà không chỉ có thế giới quan tâm, mà càng phải quan tâm nhiều hơn, sâu sát hơn, kỹ càng hơn cho nhà nước và nhân dân Việt nam.

Asia Clinic, 11h08' ngày thứ Ba, 19/10/2010

Đăng nhận xét

0 Nhận xét