THẤY GÌ QUA QĐ 97 & SỰ TỰ GIẢI THỂ IDS?

Ngày đăng: [Friday, September 18, 2009]

Mấy hôm nay cả xã hội và thế giới lùm sùm vụ tự giải thế IDS(INSTITUTE OF DEVELOPMENT STUDIES). Trước đó, ngày 24/7/2009 Thủ tướng chính phủ đã ký quyết định 97/2009/QĐ-TTg ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ. Hôm nay tôi vào trang web của Viện nghiên cứu phát triễn thì không còn vào được nữa. Như vậy, như tuyên bố của IDS tất cả mọi họat động của họ đã ngưng. Đọc kỹ lại các văn bảng liên quan cùng những thông tin khác của các thành viên IDS, tôi thấy có mấy vấn đề cần nhìn một cách khách quan như sau.

Điều đầu tiên là đối với quyết định 97, câu chuyện không phải chỉ xảy ra ở thời điểm tháng 9/2009. Rõ ràng nó đã được đề cập đến từ tháng 12/2008. Và từ đó đến nay giữa IDS và bộ chính trị và chính phủ đã có trao đổi và giải quyết. Cuối cùng, phải thấy rõ rằng quyết định 97 là hành lang pháp lý để kiểm sóat các tổ chức, hội đòan, tập thể ... nói chung là những tổ chức họat động có 2 người trỡ lên phải chịu sự quản lý của một cơ quan công quyền của nhà nước.

Thứ hai là IDS, rõ ràng IDS như TS Lê Đăng Doanh đã nói: "IDS là tổ chức được thành lập do ý kiến của cố thủ tướng Võ Văn Kiệt ..." Và trong con dấu của viện trưởng Nguyễn Quang A ký trong văn bản lại không thể hiện là IDS thuộc tổ chức công quyền nào của nhà nước. Vì dụ như: thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam chẳng hạn. Ở đây chỉ thấy: "Ngành khoa học xã hội". Vậy ngành này của ai và do ai chủ quản? Rõ ràng, theo quyết định 97 thì sự tồn tại IDS là không đúng. IDS muốn tồn tại và họat động thì IDS phải có cơ quan quản lý về mặt văn bản, giấy phép. Nhưng tôi không rõ là con dấu này của viện là do cơ quan nào cấp và giấy phép họat động do cơ quan nào cấp? Vì khi có con dấu thì phải có giấy phép xin thành lập thông qua một cơ quan chủ quản chứ? Không lẽ, chỉ với ý kiến của có Thủ tướng Võ Văn Kiệt là có được con dấu và văn phòng làm việc mà không có thủ tục thành lập cơ bản của một tổ chức trong guồng máy nhà nước? Nếu thế thì đây là 1 lỗ hổng trong quản lý có tính cảm tính hơn là duy lý trong một nhà nước pháp quyền. Nếu IDS không thuộc sự quản lý của 1 cơ quan công quyền thì sự tồn tại của IDS như thế là phạm pháp. Và sự tự xin giải thể là một hành động tự bảo vệ mình của các nhà trí thức. Nếu không giải thể thì IDS có khác gì một tổ chức có tính đảng phái đang họat động độc lập, trong khi hiến pháp của VN thì chỉ chấp nhận duy nhất chỉ có 1 đảng và chỉ một là đảng Cộng sản VN mà thôi!

Thứ ba về mặt đồng thuận trong xã hội cho ta thấy có một sự phân hóa và rạn nứt trong xã hội. Có thể điều này đã thể hiện trong phát biểu của ông Tô Huy Rứa vào cuối tháng 8/2009 là: "Chống tự diễn biến trong nội bộ ta".

Thứ tư, về cái nhìn của thế giới với Việt Nam rõ ràng hơn trong quan điểm quản lý xã hội và chiến lược bất biến lâu dài: "Hòa bình, ổn định chính trị để phát triễn đất nước". Điều này sẽ có 2 mặt quan trọng về ngọai giao: xấu và tốt cho từng đối tác.

Cuối cùng là trong một hình thái xã hội đơn nguyên dường như không cần các nhóm đối lập?

Đất nước đang cần không chỉ có bàn tay cơ bắp mà cần nhiều đến những khối óc thực thụ cho sự ổn định và phát triễn lâu bền. Đặc biệt, mọi sự thay đổi của các cường quốc quanh ta và trên thế giới đều có ảnh hưởng cực kỳ to lớn đến Việt Nam. Không biết đến giờ này nhà nước và chính quyền đã có hướng đi cho giai đọan sau 2012 khi mà Trung Quốc có sự thay thế người cầm đầu chưa?

Đăng nhận xét

0 Nhận xét