SUY NGHĨ VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ GIÁO DỤC

Ngày đăng: [Wednesday, July 22, 2009]

Nói về giáo dục làm nên sự đồng thuận cho từng cá nhân và cộng đồng chúng ta thử so sánh 2 nền giáo dục của ta và Mỹ. Với sự hiểu biết của tớ, có một vài vấn đề căn bản mà chúng ta phải nhìn nhận một cách trung thực để còn có con đường tốt cho dân tộc và đất nước như sau:

1. Mục tiêu giáo dục:

+ Mỹ: là mục tiêu đào tạo ra những thế hệ biết tư duy độc lập, đồng thuận (có chỉ số EQ cao), tôn trọng sự khác biệt. Một vấn đề bất đồng thế hệ trẻ của Mỹ biết chia thành những nhóm bất đồng và chia nhỏ vấn đề bất đồng ra để giải quyết. Tuyệt đối không đả kích cá nhân trong tranh luận.

+ Việt Nam: là mục tiêu đào tạo ra những thế hệ chỉ biết làm theo, kém đồng thuận, một vấn đề từ bất đồng chuyển thành đả kích cá nhân và cảm tính trong tranh luận, làm việc nhóm kém. Nên từ sức mạnh tập thể trỡ thành sức mạnh cá nhân rời rạc xâu xé nhau và yếu kém.

2. Phương pháp giáo dục:

+ Mỹ: Từ mục tiêu giáo dục dẫn đến quan hệ thầy trò là quan hệ tình bạn trên cơ sở của sự tôn trọng lẫn nhau. Giáo dục phổ thông của Mỹ không có giáo án mà chỉ có mục tiêu của cấp học, thầy khg bao giờ có 1 bộ sách giáo khoa cụ thể mà chỉ có mục tiêu cấp học phải hòan thành thể lọai tóan gì? văn gì? lý gì, hóa học gì? .... Vì tôn trọng tư duy độc lập, nên trò có thể là người phản biện trong mọi vấn đề. Thầy khg được áp chế tư duy trò mà nhiệm vụ của thầy là tìm cái lý luận logic của trò khi trò bảo vệ chính kiến, dù chính kiến có đi ngược với tư tưởng hiện tại, nhưng lý luận của trò là duy lý thì trò càng được điểm maximum, và được tuyên dương và dĩ nhiên se là ngược lại nếu lý luận của trò là cảm tính và phi logic.

+ Việt Nam: cũng từ mục tiêu đào tạo đưa đến thầy cũng chỉ là bộ nhai lại khg hơn khg kém. Tất cả phương pháp giáo dục đều mang chất cảm tính, thiếu sáng tạo và duy lý. Tất cả mọi tư tưởng sai với giáo án là tư tưởng sai lệch. Và hậu quả của phương pháp giáo dục của ta là tạo ra những thế hệ thiếu sáng tạo, sợ đi tìm cái mới hoặc khg thể tìm ra cái mới. Cho nên nghiên cứu thì nhiều nhưng khg có nghiên cứu nào có giá trị thực tiễn mà chỉ có giá trị phong trào. Nói nôm na giáo dục chúng ta đang tạo ra những bộ nhai lại mà khg biết tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa kiến thức thành cái lợi cho bản thân và cộng đồng.

Hai điều căn bản có tính cội rể của vấn đề giáo dục trên bắt đầu từ văn hóa nền của dân tộc. Văn hóa nông nghiệp và làng xã của ta đã làm cho tư duy sống ăn chắc, mặc bền, khg chịu khó tư duy và cảm tính. Còn văn hóa du mục của Mỹ ưu tiên cho sự thay đổi, duy lý để tồn tại và phát triễn. Nên cái cần thay đổi ở đất Việt đầu tiên là cần bỏ những thói hư tật xấu trong văn hóa ứng xử và sống với nhau, sau đó là tư duy về mọi vấn đề trong cuộc sống. Để làm được điều này giáo dục phải là đầu tàu của mọi vấn đề.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét