SUY NGHĨ VỀ MẠNH VÀ YẾU

Ngày đăng: [Wednesday, October 13, 2010]
Thế giới đơn cực là thế giới không phát triển đúng với qui luật tự nhiên của xã hội lòai người. Từ lúc Liên Xô và Đông Âu tan rã, thế giới bước vào thời kỳ đơn cực kéo dài 2 thập niên, người Mỹ đứng một mình một cõi làm đại ca, họ muốn đánh đâu, dẹp đâu là quyền hành của họ. Nhưng một khi thế là mất đối trọng, không còn quyền kiểm sóat cũng là lúc thế giới sẽ suy tàn. Một xã hội hay một gia đình cũng vậy. Đó là qui luật triết học thống trị sự phát triển thế giới tự nhiên và xã hội, không thể chối cãi được. Nên chỉ 2 thập niên sau đó, người Mỹ đã sa vào vũng lầy suy thóai kinh tế, kéo theo suy thóai kinh tế tòan cầu 2007-2009. Thực chất của suy thóai kinh tế tòan cầu là cuộc chiến tiền tệ sau khi Trung Quốc trỗi dậy như là một đối trọng và làm thế giới phân cực trở lại. Đây mới là đích thực thế giới bắt đầu trở lại đúng qui luật tự nhiên có tính triết học trong cộng đồng tòan cầu. Vì không có mâu thuẩn và đối lập thì không có sự phát triển như duy vật luận đã đưa ra.

Các qui luật của duy vật luận không chỉ đúng cho cái chung và áp dụng cho tòan cầu, mà nó còn đúng cho từng xã hội riêng lẻ, và ngay cả trong một tế bào của xã hội được gọi là gia đình. Một xã hội và một gia đình mà mất đối lập và mâu thuẩn thì xã hội và gia đình đó sẽ đi đến chỗ thóai triển là chỉ còn vấn đề thời gian. Một gia đình gia trưởng theo kiểu cha mẹ đặt đâu con ngồi đó thì không thể có con hơn cha là nhà có phúc được.

Quay lại vấn đề mạnh và yếu. Trung Quốc sau giấc ngủ dài lo chuyện dẹp nội lọan để bình thiên hạ và thống nhất giang sơn, họ thức dậy với sức mạnh đông dân và công lao động giá rẻ, làm thế giới tư bản đảo điên. Câu nói của nữ hòang Elizabeth ngày nào "Mặt trời không bao giờ tắt trên vương quốc Anh" của thế kỷ XVIII, bây giờ phải thay bằng "Ra đường cứ mỗi 5 người ta gặp trong ấy có một người Trung Quốc" ở thế kỷ XXI. Ngòai vũ khí đông dân và giá nhân công rẻ mạt, chính phủ Trung Quốc còn theo đuổi một chính sách kinh tế vì sự hùng cường của đất nước Trung Quốc hơn là vì sự giàu mạnh của người dân: chính sách đồng Yuan giá rẻ. 

Chính sách đồng Yuan giá rẻ kèm theo sự mở cửa thời kỳ họ Đặng đã thu hút đầu tư nước ngòai ào ạt. Trong đó hầu hết các đại công ty và tập đòan lớn trên thế giới đều đổ về Trung Quốc. Không chỉ các nhà lãnh đạo Trung Quốc mà cả đại công ty và tập đòan lớn trên thế giới luôn mong muốn đồng Yuan luôn ở mức giá rẻ. Vì như thế sẽ hài hòa cho sự giàu mạnh của nhà nước Trung Quốc mà còn phục vụ cho lãi suất của các tập đòan sản xuất đang đầu tư vào Trung Quốc càng cao.

Nhà nước Trung Quốc giàu mạnh và lãi suất của các tập đòan đa quốc gia đang đầu tư vào Trung Quốc, nếu nhìn ở khía cạnh 2 bên cùng có lợi là sự hài hòa. Nhưng nếu nhìn ở góc độ dân giàu nước mạnh thì Trung Quốc đang rất yếu, khi người dân Trung Quốc phải làm việc có chất lượng Âu Mỹ, kiểu vắt cạn sức lực, nhưng thu nhập lại không đủ để có chất lượng cuộc sống cho gia đình và bản thân, vì đồng tiền Trung Quốc giá rẻ không đúng với sức mạnh của nó đáng có. Đây sẽ là vấn nạn chết người của Trung Quốc trong tương lai gần, nên gần đây Ôn tể tướng đã phải lập lờ là Trung Quốc phải cải tổ chính trị. Nhưng phải cải tổ chính trị như thế nào thì chưa thấy rõ nội dung.

Nếu Trung Quốc vẫn giữ vững sự hài hòa sức mạnh nhà nước và lãi suất cao cho các tập đòan đầu tư như chiến lược đồng Yuan giá rẻ lâu nay các nước có đồng tiền mạnh sẽ thâm hụt thương mại và gây áp lực lên thương mại Trung Quốc bằng nhiều cách như: hạ giá đồng đô la, đưa ra luật chống phá giá đồng tiền cho hàng nhập khẩu từ các nước có đồng tiền yếu.

Nếu Trung Quốc nâng cao giá đồng Yuan thì đời sống người dân Trung Quốc sẽ khá hơn, nhưng nhà nước Trung Quốc sẽ yếu đi vì giảm khả năng cạnh tranh thương mại tòan cầu vì giá cả thị trường. Bên cạnh đó, các tập đòan đã và đang họat động tại Trung Quốc sẽ rút hết sang mãnh đất màu mỡ khác đang chuẩn bị thay thế.

Rõ ràng, Trung Quốc đang lưỡng đầu thọ địch. Mạnh cái này, nhưng yếu cái kia. Mạnh tiền thì yếu về quản lý xã hội và ngược lại. Như vậy, ý của Ôn tể tướng là cải tổ cái gì? Vẫn giữ hình thái chính trị như lâu nay chỉ cải tổ kinh tế, hay cơ sở hạ tầng kinh tế vẫn giữ như cũ, nhưng phải cải tổ cấu trúc thượng tầng (chính trị)? Nhưng rất rõ ràng Ôn tể tướng bảo là cải tổ kiến trúc thượng tầng. Đây là một ý tưởng táo bạo, vì kiến trúc thượng tầng quyết định cơ sở hạ tầng (kinh tế), nhưng cơ sở hạ tầng lại qui định lại kiến trúc thượng tầng. Lâu nay kiến trúc thượng tầng của Trung Quốc tuy có thay đổi, nhưng chưa phù hợp với qui luật của duy vật luận, trong khi cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã đi đến đủ lượng để biến thành chất làm vai trò qui định lại kiến trúc thượng tầng không còn phù hợp. Chiếc áo kiến trúc thượng tầng của Trung Quốc đã quá chật cho một người khổng lồ có cấu trúc hạ tầng cường tráng. Nên câu chuyện Ôn tể tướng là câu chuyện thức thời và còn kịp thời cho Trung Quốc, nếu họ muốn một Trung Quốc ổn định và phát triển.

Để tóm lại về Trung Quốc, vấn đề mạnh hay yếu cũng là từ dân: đông dân, dân chấp nhận giá nhân công rẻ mạt vì đồng tiền yếu. Nhưng sức mạnh hạ tầng kinh tế của Trung Quốc sẽ tiêu tan khi đòi hỏi của người dân Trung Quốc có cuộc sống cao hơn nhờ vào đồng Yuan mạnh. Làm sao để đồng Yuan mạnh mà kinh tế vẫn mạnh? Đó là con đường mà nhà chức trách Trung Quốc phải lo toan.

Quay về người Mỹ, đầu tàu lâu nay muốn đồng Yuan Trung Quốc phải mạnh. Các tập đòan lớn không chỉ của Mỹ mà cả châu Âu đã lún quá sâu vào trong việc đầu tư ở Trung Quốc. Họ muốn có lợi nhuận càng cao càng tốt, vì lợi nhuận đó cuối cùng cũng mang về tổ quốc của họ. Nhưng ngược lại, họ lời nhuận càng cao thì chính phủ của họ sẽ yếu vì thâm hụt cán cân thương mại. Đó là qui luật cân bằng của nhị nguyên luận. Không có gì hòan hảo và tuyệt đối. Để tránh thâm hụt cán cân thương mại họ buộc phải ra chính sách chống phá giá đồng tiền, sau nhiều lần đàm phán, năn nỉ ỉ ôi. Không chịu uống rượu mời thì bắt buộc phải cho uống rượu phạt. Nhưng Trung Quốc vẫn bình chân như vại, phớt lờ mọi toan tính của phía bên kia bờ Thái Bình Dương và Đại Tây Dương xa xôi. Với bao áp lực, nhưng Trung Quốc vẫn là nơi thu hút đầu tư hàng đầu trong năm nay, nhờ vào kêu gọi đầu tư vào những nơi còn đời sống lạc hậu, nghèo đói, chưa ai khai phá, để hòng giữ được giá nhân công rẻ mạt. Nên kinh tế Mỹ đang trì trệ phải cần các ông Trùm đứng đằng sau FED ra tay thì mới mong phục hồi nhanh chóng. Vì thực chất FED là của các ông Trùm, và các ông Trùm đang đầu tư lớn ở Trung Quốc.

Rõ ràng, các tập đòan lớn Mỹ và phương Tây đã lún quá sâu vào cái bẫy dân đông và giá nhân công rẻ mạt của Trung Quốc, bỏ thì thương, vươn thì tội. Muốn giải quyết vấn đề không thể là chuyện ngày một, ngày hai. Càng khó lòng giải quyết khi các tập đòan tư bản lớn lại nắm vận mệnh kinh tế Mỹ và tòan cầu thông qua FED. Đây lại là điểm yếu chết người của Mỹ và phương Tây. Vây thì bằng cách nào để thóat ra? Một câu hỏi lớn đang làm đau đầu nhức óc các nhà chiến lược tòan cầu của Mỹ.

Mỹ và các nước tiên tiến phương Tây mạnh về quản lý xã hội và đi đầu trong phát triển tòan diện xã hội, nhưng vẫn yếu về sức đua tranh giá cả thị trường, khi người Trung Quốc biết lợi dụng sức người và giá nhân công rẻ mạt, nhưng chưa biết đòi hỏi quyền lợi cho mình của người dân Trung Quốc. Song với cái giải Nobel hòa bình của ông Lưu Hiểu Ba, nó như một thùng thuốc nổ đổ thêm vào mồi lửa đòi hỏi của người dân Trung Quốc khi lực lượng sản xuất bắt đầu đủ lượng để biến thành chất để chuẩn bị cho một cuộc cách mạng xã hội trong tương lai gần, khi gần đây công nhân Trung Quốc liên tục tự vẩn đòi hỏi có chất lượng sống cao hơn. Chính điều này mà Trung Quốc đã bằng nhiều cách gây áp lực với chính phủ Nauy và gây khó dễ với bà vợ ông Lưu Hiểu Ba. Nobel là giải mà bất kỳ nước nào cũng mong ước, vì nó không chỉ là niềm vinh dự của trí tuệ một dân tộc, mà khi xếp hạng các đại học, nó cũng là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhưng tại sao chính khách Trung Quốc lo sợ và có hành động mạnh mẽ đến như vậy?

Ai cũng có thế mạnh và điểm yếu, không ai vẹn tròn và tuyệt đối. Vấn đề là phải biết điểm yếu của đối thủ để khai thác và nắm thế thượng phong. Nhưng tốt nhất vẫn là một thế giới hòa bình, đồng thuận đi đến thống nhất các mặt mâu thuẩn và đồi lập để cùng nhau tiến lên, chứ không phải là khai thác điểm yếu của nhau để triệt hạ nhau. Đó là điều không tưởng, và biết bao giờ có được một thế giới như thế khi bản chất của lòai người là tư hữu và quyền lực?

Asia Clinic, 16h35', ngày thứ Tư, 13/10/2010

Đăng nhận xét

0 Nhận xét