QUYỀN PHỦ QUYẾT

Ngày đăng: [Saturday, October 10, 2009]

Hôm nay đọc bài: Bỏ cách làm Đảng “quyết” trước, Quốc hội thông qua sau trên Vietnamnet, lần đầu tiên quốc hội Việt Nam nói lên tiếng nói có tính độc lập trong điều hành quốc gia. Như tôi đã viết trong bài Hình thái xã hội và sự phát triễn. Điều hành đất nước thời bình không thể sử dụng hình thái xã hội thời chiến. Râu ông nọ không thể cắm cằm bà kia. Không thể nữa nạt, nữa mỡ. Hình thái xã hội dân sự trong thời bình phải tam quyền phân lập.

Trước 1989, Trung Quốc đã giữ hình thái xã hội thời chiến để điều hành đất nước như ta hiện tại. Hậu quả của việc này là Thảm sát Thiên An Môn đẫm máu và thanh trừng nội bộ trong đảng cộng sản Trung Quốc. Cuối cùng Đặng Tiểu Bình cũng phải thay đổi hình thái xã hội dân sự Trung Quốc tam quyền phân lập. Song, Đặng đã thâu tóm quyền hành Trung Quốc bằng cách chỉ giữ cho mình chức chủ tịch quân ủy trung ương. Dù quân đội và an ninh bị đưa ra khỏi bộ chính trị, nhưng qui luật của muôn đời là một chế độ muốn tồn tại thì an ninh và quân đội quyết định. Đặng đã làm đúng với tình hình Trung Quốc thời đó. Nhưng gần đây, mô hình Đặng áp dụng cho Trung Quốc đã bắt đầu lỗi thời khi chính trị Trung Quốc luôn bất ổn ở khắp nơi trên đất Trung Quốc với Nội Mông, Tây Tạng và phong trào trí thức bất đồng chính kiến nỗi lên.

Việt Nam chưa được như Trung Quốc thời Đặng và càng không thể được như Trung Quốc hôm nay. Việt Nam ít nhất phải như Trung Quốc thời Chu Dung Cơ. Muốn thế Việt Nam buộc phải có tam quyền phân lập. Việc đảng đóng vai trò gì trong vận hành bộ máy cần phải tư duy lại. Một đảng chân chính vì dân, vì nước chỉ tham gia lúc ứng cử và bầu cử và rút lui hậu trường sau đó. Một đảng chỉ biết thọc tay quá sâu vào mọi việc, mọi lúc, mọi nơi thì đảng chỉ làm vì quyền lợi riêng của đảng hơn là vì cái chung của dân tộc. Chung và riêng phải đuề huề, phải biện chứng. Không thể nói hay mà làm lại duy ý chí. Vì như thế là tước bỏ đối lập và mâu thuẩn. Khi mất đi sự đối lập và mâu thuẩn là sống trong ao tù nước đọng và bất triễn.

Hình thái xã hội của Việt Nam ngay từ đầu sau 1975 đã khác xa TQ rồi. Nếu không có sự khác xa đó thì hôm nay Việt Nam không thể bình yên sau 1990.

Dù sau 1975 người ta đã cố gắng gò miền Nam và cả nước vào cái cương của Mao đã vạch ra. Nhưng cuối cùng mô hình xã hội của miền Nam mà "bọn đế quốc và ngụy quyền" để lại đã thắng khi đảng CSVN phải đi theo bằng cách cỡi trói.

Qua đó cũng thấy là nếu lãnh đạo VN đủ tầm thì không thể lấy cái kiến trúc thượng tầng CS chủ nghĩa úp lên cơ sở hạ tầng TB chủ nghĩa được. Vì cơ sở hạ tầng(nền kinh tế) qui định kiến trúc thượng tầng. Một khi lực lượng và tư liệu sản xuất tiến theo kinh tế thị trường thì buộc kiến trúc thượng tầng phải theo đúng mô hình xã hội của nó. Nếu không thì lắm nguy cơ và bất ổn như lâu nay thôi. Đó là qui luật.

Vấn đề còn lại của lãnh đạo là phải đủ tầm để biết thúc đẩy mâu thuẩn để tìm ra cái tốt và thống nhất đối lập để đẩy cổ máy đi lên. Lãnh đạo không nên triệt tiêu đối lập và o ép mâu thuẩn. Đó là đi ngược với tự nhiên và qui luật. Cái gì đi ngược với qui luật tự nhiên cũng hợm hĩnh và què quặt, tất sẽ suy vong.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét