PHÁT TRIỂN NGƯỢC

Ngày đăng: [Tuesday, March 15, 2011]

Bài viết của Dani Rodrik, giáo sư kinh tế chính trị quốc tế của Harvard, là tác giả cuốn sách: The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy (Nghịch lý toàn cầu hoá: Dân chủ và tương lai của kinh tế thế giới).

CAMBRIDGE –
Không cần phải dành nhiều thời gian ở những quốc gia đang phát triển để khảo sát xem nền kinh tế của họ nó hỗn độn như thế nào, trong việc kết hợp các khu vực sản xuất với phi sản xuất, thế giới thứ nhất với thế giới thứ ba(1). Trong thế giới hiện đại, nhiều bộ phận sản xuất của nền kinh tế, năng suất (trong khi thông thường vẫn thấp) là rất cao với những gì chúng ta quan sát ở các nước tiên tiến.

Trong thực tế, thuyết "nhị nguyên luận"(2) là một trong những khái niệm lâu đời nhất và cơ bản nhất trong phát triển kinh tế, đầu tiên nó được nêu trong thập niên 1950s bởi nhà kinh tế Hà Lan JH Boeke, ông lấy cảm hứng từ kinh nghiệm của mình ở Indonesia. Boeke tin vào một sự tách biệt hoàn toàn giữa phong cách tư bản, hiện đại, của tổ chức kinh tế chiếm ưu thế ở phương Tây và các chế độ tiền tư bản chủ nghĩa, kiểu truyền thống chiếm ưu thế với cái gọi là "khu vực kém phát triển". Mặc dù thực hành công nghiệp hiện đại đã thâm nhập vào xã hội kém phát triển, ông nghĩ rằng nó không chắc rằng họ có thể làm cho sự thâm nhập đáng kể và làm thay đổi thành những xã hội thương mại qui mô lớn.

Khi những nhà kinh tế đương thời nghĩ về nhị nguyên luận trong kinh tế, họ nghĩ đến người da đen nổi tiếng, đầu tiên đoạt giải Nobel ngoài lĩnh vực hoà bình, ngài W. Arthur Lewis. Lewis đã biến ý tưởng của Boeke, cho rằng di cư lao động từ nông nghiệp truyền thống để hoạt động công nghiệp hiện đại là động cơ phát triển kinh tế. Thật vậy, đối với Lewis, sự cùng tồn tại của các truyền thống cùng với hiện đại là những gì làm cho sự phát triển tốt.

Lấy một ví dụ cực đoan, năng suất lao động trong ngành khai thác mỏ của Malawi có thể sánh bằng với nền kinh tế Hoa Kỳ nói chung. Nếu tất cả các công nhân của Malawi chỉ được sử dụng trong khai thác mỏ, Malawi sẽ làm giàu như Mỹ! Tất nhiên, khai thác mỏ không thể thu hút quá nhiều công nhân, do đó, phần còn lại của lực lượng lao động Malawi phải tìm việc làm trong bộ phận có năng xuất thấp hơn đáng kể của nền kinh tế.

Các tính chất nhị nguyên của những xã hội đang phát triển đã trở nên nổi bật như là kết quả của toàn cầu hóa. Một số bộ phận của nền kinh tế của chúng, chẳng hạn như khu vực xuất khẩu, tài chính cao, và các siêu thị, đã có kinh nghiệm làm tăng năng suất đáng kể bằng cách liên kết với thị trường toàn cầu và tiếp cận công nghệ xuyên quốc gia. Các ngành khác không có cơ hội tương tự, và khoảng cách giữa chúng và các lĩnh vực "toàn cầu hóa" còn rất xa.

Những lỗ hổng này là vấn đề, nhưng, như Lewis nhấn mạnh, chúng cũng tạo thành một động cơ tiềm năng cho sự tăng trưởng kinh tế. Bí quyết là để đảm bảo rằng nền kinh tế trải qua đúng loại chuyển đổi cơ cấu: dịch chuyển từ những lĩnh vực năng suất thấp sang các lĩnh vực năng suất cao. Ở những nền kinh tế thành công, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ, sự chuyển dịch của người lao động từ nông nghiệp truyền thống sang sản xuất và dịch vụ hiện đại chiếm một phần đáng kể tăng trưởng năng suất tổng thể, cũng giống như Lewis dự đoán.

Tuy nhiên, ở
nhiều nơi khác trên thế giới chuyển đổi cơ cấu theo hướng sai, chúng tôi đã quan sát sự phát triển khá tò mò và không được chào đón trong những thập kỷ gần đây. Những ngành công nghiệp năng suất cao, hiện đại đã đến để sử dụng một phần nhỏ của lực lượng lao động của nền kinh tế, trong khi những hoạt động năng suất thấp và đã bám rễ thì ngày càng phình to. Ví dụ, từ khoảng năm 1990, chuyển đổi cơ cấu ở các quốc gia Mỹ La Tinh và vùng cận Sahara Phi Châu đã bị làm suy yếu hơn là thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.

Ngược lại, hầu hết các nước châu Á tiếp tục hành xử theo mô hình của Lewis. Điều này khác biệt trong mô hình của các báo cáo chuyển đổi cơ cấu cho phần lớn sự khác biệt trong tỷ lệ tăng trưởng gần đây giữa Mỹ Latinh và Châu Phi cận Sahara ở một mặt, và châu Á, thì nằm ở mặt khác.

Kết luận này có vẻ láu lĩnh khi đối mặt với kinh nghiệm của các quốc gia như Argentina, Brazil, Chile, nơi mà nhiều công ty trong các phần hiện đại của nền kinh tế (bao gồm nông nghiệp phi truyền thống) có sự tăng trưởng không thể phủ nhận. Những gì không được hiểu đầy đủ là phần lớn sự tăng trưởng này đã đi qua hợp lý hóa của sự vận hành và nâng cấp công nghệ - và do đó cái giá phải trả của việc tạo công ăn việc làm. Nhìn chung, năng suất trong nền kinh tế không có lợi nhiều, khi các công ty trở nên sản xuất nhiều hơn mà công nhân bị bóc lột, và chính công nhân quyết định lại năng xuất thấp.

Nghiên cứu của tôi với Maggie McMillan ở Tufts University và International Food Policy Research Institute (Viện nghiên cứu chính sách lương nông quốc tế) cho thấy rằng các nước có lợi thế so sánh mạnh trong tài nguyên thiên nhiên này đặc biệt dễ bị rơi vào cái bẫy của sựthay đổi cấu trúc tăng trưởng giảm. Đối với các nước này, toàn cầu hóa là một phước lành hỗn hợp. Các ngành công nghiệp tài nguyên tự nhiên thúc đẩy toàn cầu hóa đã hạn chế khả năng tiếp nhận lao động trong lĩnh vực truyền thống. Toàn cầu hoá do đó đào hầm để nhị nguyên luận cố thủ, hơn là giúp đỡ để vượt qua nó.

Những chính sách p
hù hợp có thể giúp đỡ những sai lầm trên. Một bài học là để tránh sự sụp đổ sớm của các ngành công nghiệp cạnh tranh nhập khẩu có sử dụng số lượng dân đáng kể trước khi cơ hội việc làm đầy đủ đã xuất hiện trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất. Ví dụ, ở các nước châu Á, đã giải phóng hành lang pháp lý (thông qua trợ cấp xuất khẩu, đặc khu kinh tế), thúc đẩy các ngành công nghiệp xuất khẩu mới mà không vực dậy các phần đã chết.

Thứ hai là, tỷ giá là cực kỳ quan trọng. Các loại tiền tệ cạnh tranh thúc đẩy và bảo vệ các ngành công nghiệp hiện đại có thể giao dịch có sử dụng một phần đáng kể của lực lượng lao động. Chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu của chúng tôi rằng các quốc gia với các cuộc cạnh tranh tiền tệ đã gay gắt hơn đối với việc thay đổi cấu trúc để thúc đẩy phát triển.

Cuối cùng, chính sách thị trường lao động linh hoạt dường như là quan trọng. Yêu cầu pháp lý đó đã làm tăng đáng kể chi phí của việc thuê và sa thải lao động đã không khuyến khích tạo việc làm trong ngành công nghiệp mới.

Chuyển đổi cơ cấu không làm tăng tốc phát triển kinh tế một cách tự động. Nó cần di chuyển theo hướng phù hợp, đặc biệt là khi một quốc gia có một lợi thế mạnh tương đối trong tài nguyên thiên nhiên. Toàn cầu hóa không làm thay đổi thực tế cơ bản. Nhưng nó làm tăng chi phí cho các chính sách sai lầm, chỉ vì nó làm tăng lợi ích cá nhân.

Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
----------------------------------------------
Ghi chú của người dịch:
1. Thế giới thứ nhất, thứ hai và thứ ba: là khái niệm mà các nhà kinh tế chính trị học đưa ra để chia thế giới thành 3 thế giới khác nhau trong thời kỳ chiến tranh lạnh: thế giới thứ nhất là Mỹ và các nước theo Mỹ. Thế giới thứ hai là Liên Xô cũ và các nước theo Liên Xô. Thế giới thứ ba là các nước trung lập hoặc đang còn trong giai đoạn đấu tranh giải phóng dân tộc và đang phát triển, còn nghèo đói lạc hậu.

2. Thuyết nhị nguyên luận: là thuyết chủ trương rằng tất cả các sự vật, hiện tượng tồn tại trên thế giới này đều được cấu thành do 2 bản thể đối lập nhau, đấu tranh nhau trong một sự thống nhất, bổ sung cho nhau mà không triệt tiêu nhau. 

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 11h18', ngày thứ Ba, 15/3/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét