NGƯỜI VIỆT CÓ MINH TRIẾT?

Ngày đăng: [Sunday, October 04, 2009]

Hôm nay chúa nhật, ngồi đọc tài liệu thì thấy có bài của tác giả Hà Văn Thùy trên trang của GS Trần Hữu Dũng. Với cái gọi là Trỡ về cội nguồn minh triết Việt, tác giả đã cố gắng minh chứng trí thông minh và sáng tạo của dân Lạc Việt bên trong bản sắc văn hóa sống trên mãnh đất hình chữ S bằng vào:
* Sáng tạo công cụ đá mài, tiêu biểu là rìu đá.
* Sáng tạo Dịch
* Sáng tạo chữ viết
* Sáng tạo cây trồng, gia súc.
* Sáng tạo đồ đồng
* Sáng tạo Lễ, Nhạc, ca dao, tục ngữ…
Và sự có mặt của giống Lạc Việt ở Đông Nam Á sớm nhất trong lịch sử lòai người, cũng như sự học hỏi về những lý thuyết của triết học Đông phương...

Nhưng tôi không rõ những liệt kê của tác giả có phải là vì tinh thần dân tộc hay vì tự trào để làm tự hào dân tộc Việt. Vì tất cả những điều tác giả đã liệt kê ra ở trên chỉ là một tiến trình bình thường của sự tiến hóa và phát triễn từ vượn thành người. Chỉ vấn đề tìm ra dịch, một lĩnh vực thuộc tâm linh và dự đóan theo giác quan thứ sáu này, thì tới giờ chưa minh chứng sự minh triết của dịch trong sự hùng cường của dân tộc. Vì dịch là nhìn thấy dòng chảy và hướng đi của cộng đồng để đưa ra cái đúng trước khi cái sai đến. Và nếu dịch là sức mạnh tòan năng giúp dân Lạc Việt tiên đóan trước mọi vấn đề thì tại sao đến ngày nay dân Việt mãi đắm chìm trong nghèo khổ và u mê?

Ngay cả trong chữ viết mà tác giả đã đưa ra một sáng tạo của người Việt hay là một sự ban ân của các cố đạo thời thực dân chiếm đóng? Và nếu tác giả cho rằng thời La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp tạo ra chữ Nôm nhờ vào sự khích lệ và đôn đốc có tính thóat Á của Quang Trung đại đế thì đó cũng chỉ là một sự biến tướng của chữ Hán mà ra.

Tóm lại, tôi chưa thấy gì ở sự minh triết Việt trong bài viết này. Và tôi cho rằng dân Việt chỉ giỏi học theo hơn là sáng tạo. Nếu có sáng tạo thì không gọi là sáng tạo mà cải tiến theo kiểu ngộ biến tòng quyền hơn là tìm ra cái mới.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét