LIỆU AI CẬP CÓ THỂ TRỞ THÀNH MỘT CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC?

Ngày đăng: [Tuesday, March 08, 2011]
 
Bài viết của ông Michael Mandelbaum, là giáo sư về Chính sách đối ngoại của Mỹ tại Johns Hopkins School of Advanced International Studies (SAIS) tại Washington DC, và tác giả của cuốn sách: Democracy’s Good Name: The Rise and Risks of the World’s Most Popular Form of Government.

WASHINGTON, DC – Việc Hosni Mubarak từ chức Tổng thống của Ai Cập là đánh dấu sự khởi đầu của một giai đoạn quan trọng trong quá trình chuyển đổi của nước này với một hệ thống chính trị mới. Nhưng liệu có sẽ là quá trình chuyển đổi chính trị cuối cùng dẫn đến dân chủ?

Chúng ta không thể biết chắc chắn, nhưng, dựa trên lịch sử của những chính phủ dân chủ, và những kinh nghiệm của các nước khác - là chủ đề của cuốn sách của tôi, Democracy’s Good Name: The Rise and Risks of the World’s Most Popular Form of Government (tạm dịch: Cái tên mỹ miều về dân chủ: Cơ hội và rủi ro của hình thái Chính phủ phổ biến nhất trên thế giới) - chúng ta có thể xác định Ai Cập phải đối mặt với những trở ngại đó, cũng như những lợi thế nó đang có, trong việc xây dựng nền dân chủ chính trị.

Hiểu biết về triển vọng dân chủ của bất kỳ quốc gia nào cũng phải bắt đầu bằng một định nghĩa về dân chủ, nó là một kiểu hình lai tạo của chính phủ, một sự hợp nhất của hai truyền thống chính trị khác nhau. Đầu tiên là chủ quyền độc lập dân tộc, dân quyền, được thực hiện thông qua bầu cử. Thứ hai, lớn hơn và quan trọng không kém, là cấp tiến - có nghĩa là, tự do.

Tự do có ba lọai: tự do chính trị, trong đó có dạng các quyền cá nhân tự do ngôn luận và lập hội. Tự do tôn giáo, nghĩa là tự do thờ phượng các tín ngưỡng. Và tự do kinh tế, được thể hiện trong quyền sở hữu của riêng.

Cuộc bầu cử mà không có tự do không phải là dân chủ, và ở đây Ai Cập phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng: nhóm có tổ chức tốt nhất, lại là đảng các Huynh đệ Hồi giáo, họ bác bỏ quyền tự do tôn giáo và các quyền cá nhân, đặc biệt là các quyền của phụ nữ. Một chi nhánh của Huynh đệ Hồi giáo là, các phong trào Hamas của Palestine, đã thành lập ở Dải Gaza là một chế độ độc tài tàn bạo duy ý chí.

Trong điều kiện hỗn loạn hiện nay, mà Ai Cập đang đối mặt, thì nhóm tổ chức tốt nhất và tàn nhẫn nhất thường kiểm soát của chính phủ. Điều này đã được nhìn thấy ở định mệnh của nước Nga sau cuộc cách mạng 1917, những người Bolshevik của Lenin với quyền lực và mệnh lệnh độc tài tòan trị đã kéo dài 75 năm cai trị. Trong cùng một cách ấy, tổ chức các Anh em Hồi giáo có thể nắm lấy quyền lực ở Ai Cập và áp đặt một chế độ áp bức nhiều hơn hơn bao giờ hết so với chính quyền của Mubarak.

Ngay cả khi Ai Cập tránh được sự kiểm soát của những kẻ cực đoan tôn giáo, làm một cuộc giải phẫu hai phần của nền dân chủ cũng có những vấn đề khó giải quyết trong tiến trình làm ra một hệ thống dân chủ nhanh chóng và trơn tru. Trong khi cuộc bầu cử là tương đối dễ dàng đối với Ai Cập, thì tự do khó khăn hơn rất nhiều để thiết lập và duy trì, vì nó đòi hỏi các thể chế - ví dụ như một hệ thống pháp luật với các tòa án công bằng - đó là những gì mà Ai Cập thiếu, và rằng nó cần phải mất nhiều năm để xây dựng.

Ở các nước khác mà đã trở thành nền dân chủ, các thể chế và hoạt động của tự do thường xuất hiện từ các hoạt động của một nền kinh tế thị trường tự do. Thương mại thúc đẩy các thói quen của niềm tin và sự hợp tác trên một xã hội dân chủ ổn định mà phụ thuộc. Điều này có nghĩa là không có rủi ro mà một nền kinh tế thị trường tự do đi trước những nền chính trị dân chủ ở nhiều nước ở châu Mỹ Latinh và châu Á trong nửa sau của thế kỷ XX.

Ở đây, Ai Cập đang ở thế bất lợi. Nền kinh tế của nó là một biến thể của chủ nghĩa tư bản thân hữu(1), trong đó kinh tế thành công phụ thuộc vào các quan hệ mật thiết của chính trị, hơn là cạnh tranh trên thị trường tự do bằng tài năng thực sự để từ đó quyền tự do phát triển.

Ai Cập còn gánh một bất lợi chính trị khác: nó là một quốc gia Ả Rập, và Ả Rập thì không có những nền dân chủ. Vấn đề này, bởi vì trên phương diện quốc gia, cũng giống như phương diện mỗi con người, chúng có xu hướng cạnh tranh với những cái mà chúng giống và ngưỡng mộ. Sau khi lật đổ cộng sản vào năm 1989, các dân tộc ở trung tâm châu Âu hướng về dân chủ vì đó là hình thái chính phủ phổ biến của các quốc gia Tây Âu, mà họ đã khẳng định mạnh mẽ. Ngược lại, quanh Ai Cập không có mô hình dân chủ.

Tuy nhiên, Ai Cập được đặt vào vị thế để nắm lấy dân chủ tốt hơn so với các quốc gia Ả Rập khác, bởi vì những trở ngại cho dân chủ trong thế giới Ả Rập là ít dữ dội hơn tại Ai Cập so với những nơi khác. Ví dụ, các nước Ả Rập - Iraq, Syria, và Lebanon - được chia rẽ theo những cách như bộ lạc, sắc tộc, và tôn giáo.

Trong các xã hội bị mất đoàn kết, nhưng nhóm mạnh nhất thường không muốn chia sẻ quyền lực với những nhóm khác, điều ấy sẽ dẫn đến một chế độ độc tài. Ai Cập, thì ngược lại, là tương đối đồng nhất. Kitô hữu, người chiếm 10% dân số, là chỉ thiểu số.

Trữ lượng dầu lớn ở các quốc gia Ả Rập của vùng Vịnh Ba Tư cũng là yếu tố hoạt động chống lại dân chủ, nó tạo ra một động lực cho những người cai trị dùng để duy trì quyền lực vô thời hạn.
Thu nhập từ dầu thô cho phép họ hối lộ lại cộng đồng để vẫn giữ nguyên những nền chính trị thụ động, trong khi ngăn cản việc tạo ra các loại hệ thống thị trường tự do ươm mầm cho dân chủ. May mắn cho triển vọng dân chủ của Ai Cập là trữ lượng khí đốt thiên nhiên và dầu chỉ là rất khiêm tốn.

Thực tế là các phong trào phản đối rộng lớn mà tự phát một cách hiện thực, cho đến bây giờ, nó diễn biến trong hòa bình cũng được tính là một lợi thế cho xây dựng dân chủ. Khi một chính phủ bị sụp đổ, chế độ mới thường cai trị bằng vũ lực, không chỉ vì các thủ tục dân chủ, mà chỉ vì để giữ cho nó không bị thất bại.

Nguyên nhân của nền dân chủ ở Ai Cập là một trong những tài sản khác, điều quan trọng nhất của tất cả. Dân chủ đòi hỏi có con người dân chủ - công dân tin tưởng vào giá trị của tự do và chủ quyền nhân dân và cam kết sẽ thiết lập và bảo vệ chúng. Những sự uỷ mị trong chính trị của hàng trăm hàng nghìn người tụ tập tại Quảng trường Tahrir Cairo trong ba tuần qua để lại chút nghi ngờ rằng họ không muốn dân chủ, và không sẵn sàng để thực thi và thậm chí phải hy sinh vì nó. Cho dù họ có đủ nhiều, đủ tháo vát, đủ kiên nhẫn, đủ khôn ngoan, và đủ dũng cảm - và liệu họ sẽ có được may mắn - để đạt được nó là một câu hỏi mà chỉ có những người dân Ai Cập mới có thể trả lời được. 
 
Bản quyền: Project Syndicate, 2011.
www.project-syndicate.org
---------------------------------
Ghi chú của người dịch:
1. Tư bản thân hữu: là làm giàu nhờ vào thân thế với chính khách chứ không bằng tài năng.

BS Hồ Hải dịch - Asia Clinic, 15h44', ngày thứ Ba, 08/3/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét