GADDAFI, HƯƠNG HOA NHÀI VÀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI

Ngày đăng: [Sunday, March 06, 2011]
Định viết về Libya, nhưng rồi phải viết về nhân vật quái kiệt Muammar al-Gaddafi - một nhân vật rất đặc biệt, mà bản thân tôi đã từng theo dõi một cách say mê - thì mới thấy hết tình hình Libya. Vì viết về Libya mà không viết Muammar al-Gaddafi thì xem như không có gì để viết. Nên bài viết cũng xin bắt đầu bằng một chút văn hóa, lịch sử đau thương của châu Phi và Lybia.

Về mặt khoa học, ở đâu có loài người ở đó có sự tàn phá thiên nhiên. Sự tàn phá ấy, thông qua lòng tham và sự ngu dốt của loài người đưa đến huỷ hoại môi sinh. Nhưng ngược lại, khi con người tàn phá thiên nhiên thì cũng để lại sự trầm tích trong lòng trái đất những sản phẩm hữu cơ để tạo ra những túi năng lượng khổng lồ. Đó là than đá, dầu hoả, khí đốt, v.v... Nên ngày hôm nay, ở đâu có sa mạc là ở đó có lịch sử loài người hiện diện lâu đời nhất, và có nhiều túi năng lượng do sự trầm tích làm ra. 

Châu Phi và Trung Đông là những vùng như thế. Trong đó có Libya, một đất nước có diện tích đến gần 6 lần Việt Nam, nhưng 90% là sa mạc cháy bỏng, có những thị trấn nhiệt độ cao nhất trong lịch sử thế giới lên đến 57.8 độ C .  Ở Libya có những vùng cao nguyên sa mạc chỉ 5 đến 10 năm mới có 1 cơn mưa. Một ví dụ cụ thể là cao nguyên Uweinat trận mưa cuối cùng xảy ra vào năm 1998! nên mưa là một nỗi ước ao của người dân Libya. 10% diện tích còn lại là sự sống mới tồn tại đúng nghĩa. Và với chỉ gần 6 triệu dân. Sự sống của Libya hầu hết nằm dọc theo bờ Địa Trung Hải, vì ở đâu có nước thì ở đó mới có sự sống. Người ta sống nhờ nước, chứ người ta không sống nhờ dầu hoả. Thế nhưng khi khoa học kỹ thuật làm cho loài người ngày một hiện đại hơn, thì những gì con người đã thải ra từ ngàn xưa lại là vốn quí. Libya cũng không thoát ra khỏi sự chú ý của các cường quốc vì cái vốn quí này. Khi trữ lượng dầu hoả của Libya đứng hàng thứ 9 trên thế giới. Sự thăng trầm lịch sử của cựu lục địa châu Phi đã tạo ra những nỗi nhục của loài người cũng từ đây.

Libya có một lịch sử lâu đời không thua Ai Cập. Lịch sử cận đại của Libya thóat thai cũng từ đế chế Ottoman cai trị từ thế kỷ XVI đến năm 1911, sau khi người Ý xâm lược và và biến nó là một nước cộng hòa thuộc địa. Đến năm 1934, vua Idris đệ nhất vùng Cyrenaica - một trong 3 tỉnh có con người sống quy tụ đông nhất Libya - lãnh đạo khởi nghĩa chống lại người Ý. Đến năm 1949 đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một quyết nghị một lọat các nước Trung Đông và Bắc Phi độc lập chậm nhất trước ngày 01/01/1952. Và Libya được thành lập trong ngày chúa Zesus ra đời năm 1951 dưới sự đồng ý của Liên Hiệp Quốc cho quốc vương Idris đệ nhất cầm quyền thông qua đàm phán. Địa chính trị Libya không kém phần quan trọng, khi phía Đông giáp Ai Cập - cầu nối Á Phi - Bắc giáp Địa Trung Hải, cầu nối Á Phi Âu. Tây giáp Algeria và Tunisia. Và Nam giáp với Chad, Niger và Sudan. Libya là nước Bắc Phi có bờ biển dài nhất. Và chỉ có dân tập trung sống ở 3 tỉnh ven bờ Địa Trung Hải.

Hãy nhìn vào sự phát triển văn hoá, chúng ta sẽ thấy rằng sự phát triển và tồn tại của một nền văn hoá sống luôn có sự liên quan với nhân cách của con người và thiên nhiên. Ở đâu thiên nhiên hiền hoà sẽ sản sinh một nền văn hoá sống hiền hoà, và những con người thuần yêu thương, đùm bọc và dễ mến. Ngược lại, một vùng đất khắc nghiệt từ thiên nhiên như Libya nói riêng, Trung Đông và Bắc Phi và những nơi khác nói chung sẽ sản sinh ra nền văn hoá khắc nghiệt và những con người đầy cá tính như Muammar al-Gaddafi và những  tôn giáo đầy cực đoan như Hồi giáo. Văn hoá là thói ăn, nết ở, là cái còn lại trong sinh hoạt của cộng đồng sau những tác động của thiên nhiên, lịch sử sống và trường tồn của một cộng đồng sống trên một vùng địa lý.

Muammar al-Gaddafi là một con người sinh ra và lớn lên trên một vùng đất khắc nghiệt về cả thiên nhiên và văn hoá. Ở ông hình thành nhân cách quái kiệt ngay từ lúc thiếu thời. Là con của một nông dân ở sa mạc Sirte đầy nắng gió, máu nổi loạn hằn trong nhân cách của ông. Sinh năm 1942, và được đào tạo từ nhỏ ở trường có truyền thống tôn giáo và dự bị quân sự từ năm lên 14. 19 tuổi ông đã bị trục xuất ra khỏi trường dự bị vì tội họat động chính trị. Nhưng 2 năm sau -1963 - ông vào học một trường quân sự ở Benghazi, một thành phố bên bờ biển Địa Trung Hải của Libya. Chính trường quân sự này là nơi tạo mầm về mặt tư tưởng và lực lượng cho ông sau này lật đổ đức vua Idris đệ nhất để nắm quyền Libya suốt hơn 40 năm nay.

Sau 2 năm tốt nghiệp trường quân sự Benghazi, Gaddafi được cử đi học ở John Services Command and Staff College thuộc học viện quốc phòng của Anh. Sau 1 năm tu nghiệp tại đây, ông trở về Libya và vào cơ quan điện báo của Libya với tư cách là một sĩ quan ủy nhiệm.

Lớn lên trong thời kỳ có nhiều sự bùng nổ về tư tưởng. Dáng dấp của ông ảnh hưởng thuyết hiện sinh của Jean Paul Sartre. Thời sinh viên của ông Gaddafi đã chịu tác động của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Tất cả những sự kiện đó tạo cho ông một tư tưởng lật đổ chế độ quân chủ theo phương Tây và lập nên một nhà nước Hồi giáo cực đoan. Thần tượng của ông chính là vị tổng thống Gamal Abdel Nasser của Ai Cập - người đã lật đổ Muhammad Naguib - mà tôi có nhắc đến trong bài Ai Cập: Tại sao vậy? Cho nên chỉ là một sĩ quan với cấp bậc trung bình trong quân báo, nhưng ông Gaddafi đã tổ chức lật đổ chính quyền của quốc vương Idris đệ nhất khi ông mới là một đại úy. Việc lật đổ chính quyền của ông Gaddafi xảy ra vào ngày 01/9/1969, khi quốc vương Idris đang đi dưỡng bệnh ở Hy Lạp và trao quyền hành cho cháu của mình, bằng con đường không đổ máu.

Ông Gaddafi - với thần tượng là Gamal Abdel Nasser, người đưa ra tư tưởng muốn lập nên một liên minh các nước Cộng hòa Hồi giáo cực đoan chống lại phương Tây, theo Liên Xô cũ, và bá quyền Trung Đông và Bắc Phi - lên nắm chính quyền khi chỉ mới ở tuổi 27. Nên sau khi nắm lấy chính quyền Libya, ông Gaddafi có máu hiếu chiến của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và bầu nhiệt huyết ngông cuồng của tuổi trẻ. Ông lập nên một nước Libya với cái tên cũng rất ngông cuồng không kém là: Đai dân quốc nhân dân xã hội chủ nghĩa Libya!

Nhưng vì lòng tự tôn dân tộc và tự ty của cộng đồng châu Phi, một thời nô lệ và thuộc địa. Ông Gaddafi không thân phương Tây, mà cũng chẳng muốn thân Liên Xô cũ. Ông muốn châu Phi và Hồi giáo trở thành một cực của thế giới. Ông bắt gặp tư tưởng một lãnh tụ cùng cảnh ngộ - Mao Trạch Đông và sách đỏ - Và ông viết ra một hệ thống chính trị học, tự cho đó là  hệ tư tưởng của ông đang theo đuổi là hệ thống xã hội chủ nghĩa Hồi giáo. Trên căn bản bộ Gaddafi tuyển có tên là Sách xanh - một cách bắt chước sách đỏ của Mao - Sách xanh của Gaddafi gồm có 3 phần được viết theo kiểu giống Mao: nhỏ và đơn giản, tiện ích được in ra năm 1975 để phát cho tòan dân Libya mang theo trong mình mà đọc. Sách Xanh gồm có 3 phần chia làm 3 cuốn nhỏ bằng bàn tay.

Phần 1 của sách Xanh chủ yếu mỵ dân nên có nội dung là các giải pháp của vấn đề dân chủ là cơ quan của nhân dân. Quan niệm dân chủ của Gaddafi không khác với các nhà cộng sản truyền thống:  "Dân chủ là mỗi cá nhân không được quyền sở hữu bất kỳ một phương tiện nào trong lĩnh vực xuất bản và truyền thông". Phần 2 chủ yếu ca tụng chủ nghĩa xã hội theo kiểu Liên Xô cũ, nên nó có nội dung là Các giải pháp kinh tế chỉ huy và duy nhất chỉ có nền kinh tế tự cung, tự cấp bằng hình thức các chính quyền nông dân là ưu việt và chủ nghĩa xã hội mới giải quyết được cho dân Libya. Và phần 3, ông chỉ ra rằng để thực hiện chủ nghĩa xã hội thì nội dung chủ yếu dựa trên kết luận quan trọng của Quốc tế thứ III. Sách này được xuất bản tiếng Ả Rập, tiếng Anh, Nga, Đức để phổ biến trong nước và trên tòan thế giới. Để dễ hiểu về con người Gaddafi chúng ta có thể hiểu Gaddafi là một đạo hàm của Mao ở châu Phi.

Trên cơ sở đó, để thực hiện ước nguyện trên, về đối nội ông Gaddafi đối nội bằng cách xây dựng một chính quyền mà quốc phòng có quân đội yếu để tránh bị lật đổ như ông đã từng lật đổ quốc vương Idris. Song lực lượng an ninh với cái gọi là an ninh nhân dân, mô hình đã rất thành công ở các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ, làm ông an lòng với vị trí tòan quyền dưới các lính viễn dương đánh thuê. Ngôi vị quân vương kiểu mới vô cùng độc tài của ông làm ông lo ngại người dân thấy được ông cũng chỉ là kẻ phản lọan, nên ông chỉ tự phong mình chức vụ đại tá, mà không làm lễ tuyên thệ bất kỳ một chức vụ có tính nguyên thủ quốc gia nào. Ông tự nhận mình chỉ là người đứng trên đỉnh cơ cấu một nhà nước được quản lý bỡi các hội đồng nhân dân - gọi là vai trò tổng thư ký sau đó là một trong những thành viên của hội đồng nhân dân - và những quyết sách đỉnh cao của Libya là đại hội nhân dân dưới sự chủ trì của hội đồng nhân dân mà ai cũng hiểu ông là người nắm tòan bộ quyền hành của chính phủ Libya.

Về đối ngọai, ông chủ trương mở rộng mô hình nước cộng hòa Hồi giáo XHCN Libya ra tòan khu vực và các nước theo Hồi giáo. Nên ông có những hành động để chứng minh mình có khả năng là thủ lĩnh của khối Hồi giáo như: tuyên bố thành lập Liên Bang các nước Cộng hòa Ả rập vào năm 1972 gồm Libya, Ai Cập và Sirya sau khi Nasser đã qua đời, nhưng bất thành. Năm 1973, ông xâm lược cộng hòa Chat, là mộtnước nhỏ phía Nam, nhưng cuối cùng với tòa án công lý quôc tế ông phải rút quân trả lại độc lập cho Chad vào 13/02/1994. Năm 1979, ông tuyên bố ủng hộ Tổ chức giải phóng Palestine của Yesser Arafat đã làm xấu đi quan hệ với Ai cập, khi họ ký kết quan hệ ngọai giao hòa hiếu với Do Thái và thân phương Tây.

Chỉ sau khi quan hệ với Ai cập và phương tây xấu đi, Gaddafi mới tìm đến thân Liên Xô, và lúc ấy vũ khí hủy diệt và quân sự Libya bắt đầu xuất hiện. Từ khi quan hệ với Liên Xô cũ, Gaddafi bắt đầu là nguồn cung cấp tài chính cho các tổ chức Hồi giáo cực đoan và tổ chức giải phóng Palestine. Trong đó cuộc thảm sát ở thế vận hội Munich 1972 là một điển hình chống phương Tay của ông tiếp tay cho Yesser Arafat. Và cuộc đánh bom trên bầu trời của chuyến bay 103 của hãng Pan-America vào ngày 21/12/1988 làm chết 259 người trên chuyến bay tử thương cùng với 11 người trên mặt đất khi máy bay rớt xuống. Và nhiều cuộc tấn công khác diễn ra khắp thế giới do Gaddafi đứng đằng sau. Ngày đó tổng thống Ronald Reagan - vị tổng thống mà năm ngoái trong cuộc điều tra, ông đã là người TT được kính trọng đứng thứ 5 trong số 44 đời tổng thống Mỹ - đã phát biểu rằng: "Gaddafi là con chó điên của Trung Đông".

Sau những sự kiện trên, Mỹ và phương Tây quyết định cấm vận Libya, và kể cả việc TT Ronald Reagan đã từng ra lệnh ném bom Libya - chiến dịch El Dorado Canyon - nhưng tngười Mỹ đã hất bại. Cuộc cấm vận kéo dài hết thập niên 1990 này cuối cùng đã được người Hùng Nelson Mandela và tổng thư ký Liên hiệp Quốc người châu Phi Kofi Annan giúp thương thảo và Gaddafi đã đồng ý dẫn độ những kẻ đánh bom đến Hà Lan để chịu ra toà án xét xử. Trong cuộc xét xử ấy một cựu sĩ quan tình báo cho hàng không Libya đã nhận tội đánh bom - ông Abd al-Basat Muhammad Ali al-Maqrahi - và sau đó, Gaddafi đã đồng ý bồi thường 2.7 tỷ đô la Mỹ cho 270 người bị thương vong cho những cuộc thảm sát trên. Kể cả việc Gaddafi tổ chức nhóm tình báo cảm tử sang Ý để tiêu diệt những người thành lập nhóm cách mạng chống lại chính quyền của ông.

Bầu không khí căng thẳng giữa Gaddafi và phương Tây được gỡ bỏ sau cuộc bồi thường trên. Đầu tiên là Anh năm 2003, nhưng người Mỹ chỉ mới gỡ bỏ cấm vận cho Libya khi ông TT Bush con ký lệnh vào 15/5/2006, sau khi Gaddafi đã phục tùng và đồng ý sự giám sát các cơ sở hạt nhận một cách đầy đủ. Và mãi đến tháng 9/2008 trước khi TT Bush con rời nhà trắng mấy tháng, đại diện nước Mỹ - bộ trưởng ngoại giao Condoleezza Rice - mới có chuyến viếng thăm đầu tiên ở cương vị bộ trưởng ngoại giao Mỹ kể từ 1953 và là nước cuối cùng bang giao với Libya sau những gì mà Gaddafi đã làm cho xấu đi.

Làm cho quan hệ tốt lên với thế giới cũng là Gaddafi. Và làm cho mọi quan hệ này xấu đi cũng chính là ông. Ông đi từ cực đoan này sang cực đoan khác, bắt nguồn từ nổi đau , sự tự ti nâng lên thành tự tôn của một chủng tộc và sự khao khát một thế giới Hồi giáo châu Phi hùng cường.Trong con người của Gaddafi được hun đúc 2 thế giới cực doan: chủ nghĩa thế tục cực đoan theo Maoist và chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Gaddafi không những quái dị với tư tưởng và hành động, mà ông còn quái dị khi chọn một nhóm cận vệ nữ đồng trinh cho mình. Họ sẵn sàng sống suốt đời không lập gia đình vì tình nguyện hiến dâng cả cuộc đời cho chủ nhân của mình là đại tá Gaddafi!

Gaddafi và Mubarak giống nhau ở chỗ đều có những người con được đào tạo bài bản về kinh tế. Họ sau khi học hành ở phương tây, tiếp cận nền văn minh mới. Họ mang ý tưởng cải tổ kinh tế về và thực thi trên đất nước họ. Họ làm thay đổi tư duy của những người cha độc tài. Cả 2 cuộc cải tổ ấy đã đi quá nhanh để tạo ra một thế hệ trẻ có tư duy độc lập và những tấm bằng chỉ là giấy lộn, mà nền kinh tế không theo kịp để tạo ra việc làm. Một thế hệ trẻ có trình độ mà thất nghiệp. Họ cũng là giai cấp vô sản như Gaddafi thời lật đổ chính quyền vua Idris. Họ có một bầu nhiệt huyết cháy bỏng và sự nông nổi của Gaddafi thời trai trẻ. Và họ nổi dậy vì chén cơm manh áo, vì tự do dân chủ.

Với tính cách của Gaddafi, một điều chắc chắn rằng việc bạo loạn tại Libya không dễ gì chỉ là một cuộc cách mạng hoa nhài như ở Tunisia và Ai Cập. Vì 2 tư tưởng khác nhau trong con đường cầm quyền. Ở Ai Cập với một hình thái xã hội đa nguyên và có tư tưởng nhân bản và tự do của Phương Tây hơn 40 năm. Quân đội có uy tín và nắm hầu hết quyền hành. Nên gia đình Mubarak phải thối lui để giảm hậu hoạ lớn. Còn đối với Gaddafi, một hình thái xã hội đơn nguyên, cực tả con đẻ của Mao. Một Thiên An Môn là điều khả thi hơn một cuộc cách mạng hoa nhài. Máu đổ đầu rơi là chuyện dễ hơn nhân bản.

Qua lịch sử các cuộc cách mạng vô sản toàn cầu, từ Âu sang Á đến Phi. Chúng ta thấy một sự nghịch lý đau lòng: Chỉ có giai cấp vô sản mới làm cuộc cách mạng triệt để, vì họ không có gì để mất và ác độc. Nhưng họ không đủ khả năng để xây dựng và họ thiếu nhân bản. Cuối cùng các cuộc cách mạng xã hội thành công hầu hết quay lại con đường độc tài và tham nhũng. Cái mà họ đã từng chối bỏ nó. Họ đối xử với dân mình còn tệ hơn ngoại xâm đối xử với dân mình.

Trong lịch sử của tất cả các cuộc cách mạng ấy, nổi lên chỉ duy nhất cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của những người đi mở cõi làm nên nước Mỹ - họ xuất thân từ giai cấp tư sản và cần lao chán cảnh tối tăm ở cựu lục địa - là sáng sủa cho đến ngày hôm nay. Và cuộc cách mạng Mỹ đã làm nên cái đáng sợ của nước Mỹ đối với thế giới còn lại, là không có lý do để căm ghét Mỹ như một bài viết mà ông Lưu Á Châu, một tướng của Trung Quốc viết cách nay gần 10 năm. Điều này chỉ làm được với những khối óc thông thái trong một nhân cách lớn nhân bản và đầy vị tha.

Tư gia, 21h35' ngày Chúa Nhật, 06/3/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét