E-LEARNING VÀ TRÒ HỀ CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC VIỆT

Ngày đăng: [Monday, September 06, 2010]
Suốt 2 tháng nay câu chuyện đào tạo cử nhân và thạc sĩ online của ngành giáo dục nước nhà, cũng như những phát hiện tiến sĩ có bằng ngọai quốc nhưng tiếng Anh bẻ đôi không biết một chữ làm tôi cứ mất ngũ nhiều đêm. Tôi thử cố tìm nguyên nhân của sự việc này xuất phát từ đâu? Hỏi bạn bè cũng có, tìm kiếm thông tin trên mạng cũng có. Hôm nay mới vỡ òa mọi vấn đề nên viết để dân tình hiểu nó đúng với nghĩa tư duy triết học.

Lịch sử E-learning: Nếu nói về lịch sử e-learning thì bắt đầu từ đầu thập niên 1990s, người nghĩ ra chương trình giáo dục online là William D. Graziedei, một giáo sự sinh học của College at Plattsburgh thuộc hệ thống đại học SUNY (State University of New York), bây giờ đã nghỉ hưu. Ông William D Graziedei đã có một dự án năm 1993 với tựa đề: Virtual Instructional Classroom Environment in Science (VICES)(Tạm dịch: Môi trường dạy và học ảo trong khoa học). 

Từ đó, thế giới bắt đầu dùng thuật ngữ e-learning để chỉ cho việc dạy và học online. Câu chuyện e-learning bắt đầu nở rộ như trò trăm hoa đua nở thời đại cách mạng văn hóa Trung quốc. Sau một thời gian nở rộ, các nhà khoa học ngồi lại với nhau xem hiệu quả của e-learning, và họ đã đi đến kết luận rõ ràng: học ảo luôn là học ảo, nó chỉ có giá trị cho các hội thảo khoa học hơn là chuyện giáo dục hàn lâm. Vì điều kiện học ảo không thể cung ứng được chuyện "trăm nghe không bằng một lần thấy, và trăm lần thấy không bằng một lần sờ mó sự vật thực". Hầu hết hiệu quả của chuyện học ảo đều không mang đến những mong đợi thực tế cho cuộc sống. Đó là một kết quả khảo sát của The E-learning Guild sau 10 năm phong trào trăm hoa đưa nở học ảo qua internet.

Lịch sử E-learning của Việt Nam: Đi tắt đón đầu là chuyện mà ai cũng thường thấy trong vài thập niên trở lại đây ở Việt Nam. Nên chuyện E-learning cũng được phát động phong trào như trăm hoa đua nở ở Việt Nam chỉ sau thế giới, đặc biệt là sau ông William D. Graziedei chỉ có 3 năm, tức vào năm 1996! Sau 12 năm thực hiện dự án E-learning của bộ giáo dục và đào tạo phát động, một hội thảo hòanh tráng ở Viện nghiên cứu giáo dục có một tổng kết khoa học: Đào tạo trực tuyến trong nhà trường Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. Một tổng kết 169 trang với nhiều bài viết khoa học nhưng rất không khoa học!!!

Việt Nam chúng ta luôn bắt chước cái mới rất nhanh, nhưng chúng ta chỉ bắt chước bằng tâm thế và tư thế của một kẻ khôn ranh, chưa bao giờ chúng ta bắt chước với tâm thế và tư thế của một người khôn ngoan.

E-learning Việt Nam có khoa học? Thật là khó nhọc khi phải cố gắng ngồi đọc hết 169 trang hội thảo khoa học thực sự. Và càng kiên nhẫn, khổ nhọc và rối trí khi đọc hết 169 trang hội thảo khoa học mà không khoa học như cái tài liệu của Viện nghiên cứu giáo dục hồi tháng 12/2008. Nếu đem tòan bộ 169 trang để ra đây bình luận thì khó lòng cho một entry ngắn, tôi chỉ muốn đem ra đây bình luận bài của ông Hòang Mạnh Hà thuộc Viện nghiên cứu giáo dục từ trang 138-162. Mặc dù ông có đem thông tin cho rằng học trực tuyến không được công nhận là sinh viên đại học ở Hàn Quốc. Nhưng tòan bộ bài là ca ngợi mô hình học chay, dạy chay theo kiểu trực tuyến. Điều đặc biệt hơn là những tài liệu tham khảo của một nhà khoa học nằm ở một viện nghiên cứu giáo dục hàng đầu của quốc gia, nhưng ông Hòang Mạnh Hà chỉ lấy tài liệu tham khảo từ báo chí phổ thông đại chúng như: an ninh thủ đô, vài bài viết trên mạng quảng cáo không có tên tác giả, v.v... Tức là tất cả tài liệu tham khảo của nhà khoa học Hòang Mạnh Hà là một công trình google và copy paste từ những thông tin lá cải!

Tất cả những thông tin lá cải trên đã được đem đúc kết thành những bài viết hùng hồn và đúc kết không chỉ riêng tác giả Hòang Mạnh Hà mà hầu hết các bài viết cho một hội thảo khoa học tầm quốc gia, hòng vạch ra chiến lược giáo dục online cho thời kỳ mới. Làm khoa học, mà làm khoa học chiến lược quốc gia nhưng không biết nghiên cứu, mà chỉ góp nhặt thông tin từ báo lá cải thì hỏi tại sao trò trăm hoa đua nở bằng cử nhân và thạc sĩ online từ trường dỏm cho bằng giả của nước ta trong mấy năm qua không có được? Ai đã từng làm khoa học thực thụ sẽ thấm hết nỗi đau của tôi khi viết bài này.

Kết luận: Có lẽ câu phát biểu của giáo sư Phạm Phụ trong kỳ họp Quốc hội vừa qua, tôi cho là câu nói tổng kết cho chuyện học online của Việt Nam trong hơn một thập niên qua là chính xác nhất: "Cải cách vội vả là bóp chết cải cách".

Asia Clinic, 12h42' ngày thứ Hai, 06/9/2010

Đón đọc bài: Sự thật về bài báo "18 triệu USD liên kết đào tạo MBA dỏm" đã bị cắt xén như thế nào?

Đăng nhận xét

0 Nhận xét