CONSPIRACY THEORY III: PHẦN II: THUỐC ĐIỀU TRỊ CÚM

Ngày đăng: [Wednesday, January 13, 2010]


Ai chưa xem phần I thì đọc nó ở đây




Đã gọi là thuốc thì ngòai tác dụng điều trị, thuốc còn có tác dụng độc hại. Cho tới giờ này, chỉ có Vitamine C là hầu như không có độc tính. Còn lại tất cả các lọai thuốc đều có độc tính đối với cơ thể. Vì điều này mà trong việc điều trị virus vẫn còn là cánh cửa mở ra một chân trời vô tận mà y học phải tìm tòi.


Hay nói đúng hơn là chưa có bất kỳ lọai thuốc nào trên thế giới, cho đến ngày hôm nay có thể điều trị được virus một cách triệt để như vi trùng! Vì sao? Vì virus nằm trong tế bào. Muốn giết virus, thuốc phải giết luôn tế bào nó cư ngụ. Nếu thuốc điều trị virus diệt hết virus thì thuốc cũng giết luôn người bệnh. Ví dụ như muốn diệt hết con cúm sau khi khởi bệnh thì tòan bộ niêm mạc đường hô hấp cũng tiêu tan luôn. Hiện nay có nhiều lọai thuốc trị cúm như: Oseltamivir(Tamiflu)(3)Zanamivir(Relenza)(4) v.v…


Chính vì thế mà các thuốc điều trị cúm chỉ khuyến cáo là có tác dụng phòng ngừa hơn là tác dụng điều trị. Thuốc diệt cúm chỉ có tác dụng trong thời gian ủ bệnh, chứ không có tác dụng khi người bệnh đã phát bệnh. Tức là nghi ngờ hoặc xác định một bệnh nhân nhiễm cúm A mà chưa có sốt, chưa có sổ mũi, chưa có nhức đầu, hay nhức mỏi tòan thân v.v… (nói chung là chưa có hội chứng cúm) thì cho uống thuốc diệt virus cúm mới có giá trị. Còn nếu chẩn đóan bệnh nhân  đã bị bệnh cúm A, với biểu hiện các triệu chứng cúm rồi thì uống thuốc tác dụng rất hạn chế! Mặc dù, trong khuyến cáo thuốc bảo rằng có tác dụng điều trị virus cúm đối với những bệnh nhân 48 giờ đồng hồ đầu sau khi có triệu chứng. Nhưng về mặt cơ chế tác dụng thuốc thì điều mà khuyến cáo thuốc điều trị cúm đưa ra là hoàn toàn không đúng.


Nếu có tác dụng thì thuốc diệt virus cúm cũng chỉ có tác dụng mỗi khi con virus cúm đã no say và sinh sản đầy nhóc trong tế bào và tế bào chất đã rỗng chúng không còn gì ăn. Lúc đó chúng phá vỡ màng tế bào để vào gian bào tiếp tục chui vào tế bào khác thì may ra thuốc tác dụng trong khỏanh khắc này. Nhưng khỏanh khoắc này thì diệt được bao nhiêu? Việc còn lại để diệt virus cúm A hay B hay C hay gì gì thì chủ yếu là hệ thống miễn dịch của cơ thể mà thôi. Và khi đã khởi bệnh thì các thuốc nâng đỡ miễn dịch lại có giá trị hơn.


Cho nên dù đến ngày 21/8/2009, WHO mới tổng kết có 182.166 trường hợp bệnh cúm A H1N1, trong đó tử vong có 1.799 trường hợp. Với tỷ lệ tử vong # 0.98%.(5) Nhưng ngay từ ngày 08/7/2009 WHO đã công bố là không cần xét nghiệm xác định cho tất cả  bệnh nhân cúm A khi có dấu hiệu nghi ngờ làm gì cho phí công, mà hãy điều trị luôn bằng Oseltamivir.  Cùng thời điểm ấy tại Mỹ,(6) người ta đã quyết định ngừng làm xét nghiệm chẩn đoán chắc chắn cúm A H1N1, mà điều trị ngay những bệnh nhân nhập viện với hội chứng cúm. Với 7983 ca nhập viện thì có 522 ca tử vong. Tỷ lệ tử vong lên đến 6,53%. Và một điều đặc biệt là 97,5% các ca đều cho xét nghiệm dương tính với cúm A/H1N1. Đây là bằng chứng của một sự lo sợ sự tràn ngập dịch và gieo rắc thảm họa toàn cầu. Và trong câu chuyện cúm A/H1N1 lần này có sự trùng hợp với suy thóai kinh tế tòan cầu đã có sự dẫn dắt chủ yếu từ nước Mỹ. Bằng chứng cụ thể nhất là ngày 09/01/2010, nhà trắng tuyên bố lời của tổng thống Obama về tuần lễ chủng ngừa vaccine cúm A/H1N1 cho tòan nước Mỹ(7). Khi trước đó vợ chồng ông là những ngừơi đi đầu thực hiện tiêm chủng, đúng lúc nước pháp bắt đầu tuyên bố họ bị ứ đọng 94 triệu liều vaccine cúm A/H1N1, với số tiền  có thể mất đi hơn 1 tỷ USD vì chờ hết hạn dùng!(8)



Tóm lại, cho đến giờ này có rất nhiều thuốc điều trị virus nói chung và cho cúm nói riêng. Nhưng chưa có thuốc nào ức chế hoặc tiêu diệt sạch được virus. Chính vì thế mà liệu pháp phòng ngừa các bệnh do virus gây ra bằng vaccine ra đời.

Tài liệu tham khảo:
3. Tamiflu 
4. Relenza 
5. WHO will urge most countries to stop H1N1 testing
6. Seasonal Influenza (Flu) 2009-2010
7. Presidental Proclamation – National Influenza Vaccination Week
8. Pháp tìm cách bán bớt số vaccin ngừa cúm A tồn kho quá nhiều


Đón đọc phần III: Vaccine liệu pháp

Tư gia, 22h47' PM ngày 13/01/2010 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét