CHƠI CHỮ?

Ngày đăng: [Sunday, October 11, 2009]

Chơi chữ cũng có nhiều cách chơi. Cách chơi của người vì nghệ thuật thì làm thơ, viết nhạc, thư pháp... Những cách chơi đó không di hại đến ai mà thậm chí còn làm người chơi, và người thưởng thức được thư thái tâm hồn. Nhưng có một cách chơi chữ đặc biệt hơn. Nó không làm cho người chơi và người thưởng thức thư thái tâm hồn, mà nó còn làm di hại từ tâm hồn đến thể xác không chỉ một người mà, có khi cả một cộng đồng. Đó là cách chơi chữ của những người làm chính trị.

Hôm qua, trong bài diễn văn kết thúc hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt Nam, ông tổng bí thư đảng có phát biểu rằng đại hội đảng lần thứ XI sẽ định hướng giải quyết 3 vấn đề lớn: "phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa là nền tảng.". Đại ý của phát biểu ấy có thể xem ở bài báo đảng.

Tôi tra từ điển tiếng Việt thì trung tâm, then chốtnền tảng thì tôi lại càng khó hiểu ý của ông tổng bí thư hơn.

Nhưng cố để hiểu thì tôi bèn phân tích theo cụm chủ vị của câu chữ thì tôi tạm hiểu đại khái là: Dựa vào phát triễn văn hóa làm nền tảng và cơ sở để phát triễn kinh tế là quan trọng nhất. Kinh tế nó có tác dụng quyết định chi phối đối với những cái khác. Nhưng khi đọc vế xây dựng đảng là cái quan trọng nhất, có vai trò và tác dụng quyết định đối với toàn bộ. Thì tôi bắt đầu chóng mặt và mù mờ.

Xét về chữ và nghĩa, có trung tâm thì có ngọai biên. Hơn thế nữa, phát triễn kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hay nói cách khác nếu phát triễn kinh tế là chủ yếu thì cái gì là thứ yếu? Và đã kinh tế thị trường là định hướng tư bản chủ nghĩa chứ có ai trên thế giới này có học, có hiểu biết mà hiểu rằng kinh tế thị trường là của xã hội chủ nghĩa không nhỉ? Và cho đến hôm nay, theo hiểu biết của tôi, Việt Nam chưa bao giờ có nền kinh tế thị trường. Ngọai trừ giai đọan 10 năm của nền đệ nhị cộng hòa ở miền Nam Việt Nam từ 1966-1975 là kinh tế thị trường đúng nghĩa.

Còn hiện nay, kinh tế Việt Nam vẫn chưa được gọi là kinh tế thị trường, mà phải gọi là nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của tư bản nhà nước thì mới đúng hơn. Nói rõ thế để thấy rằng nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn chưa thóat thai ra kinh tế của một chế độ phong kiến. Nếu ai chưa rõ tại sao thì có thể tìm đọc lại định nghĩa chế độ phong kiến là gì sẽ rõ. Và nói tốt hơn thì gọi nền kinh tế Việt Nam còn là nền kinh tế sơ khai của tiền tư bản chủ nghĩa. Như vây, theo ông tổng bí thư thì có nghĩa là kinh tế Việt Nam sẽ được phát triễn theo tư bản chủ nghĩa, nhưng phải có sự kiểm sóat của một nền chính trị theo cộng sản chủ nghĩa hay là hòan tòan là tư bản chủ nghĩa khi có chữ định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói dong dài để cuối cùng hiểu là không có phát triễn gì cả.

Vấn đề trung tâm là kinh tế như đã hiểu là không có gì thay đổi. Thế thì, xây dựng đảng là then chốt là như thế nào? Cái này tôi hiểu như đã định nghĩa then chốt thì nó lại hao hao với phát triển kinh tế và quyết định vấn đề còn lại. Quay qua đến phát triễn văn hóa thì tôi lại càng không thể nào tư duy được nữa. Vì theo hiểu biết của tôi thì văn hóa là thói ăn, nết ở, thuần phong mỹ tục từ tư duy đến hành động của một cộng đồng dân cư sống trên một vùng địa lý có cùng tiếng nói và chữ viết. Văn hóa là cái mà học hòai không hết. Nó hình thành và định hình hằng ngàn năm cho sự tồn vong của một dân tộc. Một dân tộc mất nước có thể còn dân tộc mà không bị diệt vong. Một dân tộc mất văn hóa thì dù dân tộc đó có còn mãnh đất để sinh sống nhưng vẫn bị xem là một dân tộc đã diệt vong. Thế thì, phát triễn văn hóa là phát triễn cái gì? Phát triễn văn hóa để dân tộc Việt như thế nào? Càng nghĩ càng thấy nó chung chung và mang tính chất chơi chữ hơn là một việc làm thực tế và càng rối tinh, rối mù.

Song, khi sáng nay tôi đọc trên báo Vietnamnet thì chiến lược của ông tổng bí thư đưa ra trong phát biểu lại là: Đảng đã khẳng định lấy xây dựng kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng văn hoá là nền tảng tinh thần xã hội. Xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội có ý nghĩa đúng. Vì văn hóa Việt đã bị xói mòn từ hơn nữa thế kỹ nay chứ không chỉ mới hơn 20 năm đổi mới gần đây. Còn phát triễn văn hóa là nền tảng như trang báo đảng đã đưa thì "dường như anh đánh máy chữ" của ông PGS TS Đào Duy Quát lại sai trầm trọng một lần nữa chăng?

Tôi mà hiểu được ý nghĩa sâu xa của ông tổng bí thư như đã được đọc chết liền. Ai giỏi giải thích dùm. Tôi cảm ơn.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét